
-
Lãi suất ổn định ở mức thấp, ngân hàng nỗ lực kích cầu tín dụng
-
Ông Nguyễn Thanh Nhung được bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc Sacombank
-
Vàng tăng mạnh trở lại khi USD suy yếu
-
Thúc đẩy báo cáo phát triển bền vững ngành ngân hàng nhờ AI
-
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo không phải là "ưu ái" cho ngân hàng -
VietABank nộp hồ sơ niêm yết trên sàn HOSE
![]() |
Ngân hàng Nhà nước khẳng định, thời gian qua, cùng với nỗ lực của các ngân hàng thương mại, tốc độ triển khai của Chương trình ngày càng được đẩy nhanh hơn và đạt được những kết quả tích cực. Cụ thể, chính sách đã phát huy tác dụng, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ giúp thị trường bất động sản hồi phục, giảm hàng tồn kho, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đóng góp vào sự khởi sắc của nền kinh tế trong thời gian qua, tạo điều kiện cho hàng chục nghìn hộ gia đình khó khăn về nhà ở cải thiện về chỗ ở…
Tính đến 10/3/2016, các ngân hàng đã ký hợp đồng cam kết cho vay là 30.122 tỷ đồng đối với 46.246 khách hàng, đã giải ngân theo tiến độ 21.321 tỷ đồng.
Theo quy định, gói 30.000 tỷ đồng sẽ kết thúc vào 1/6/2016, qua theo dõi tình hình thực hiện và phản ánh trên một số phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước được biết nhiều cá nhân và hộ gia đình vay vốn Chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng rất lo lắng về việc phải trả lãi suất vay thương mại đối với phần vốn giải ngân sau ngày kết thúc Chương trình.
Sau khi lắng nghe ý kiến phản ánh nguyện vọng của người dân, ý kiến của Bộ Xây dựng và Hiệp hội Bất động sản, cũng như cân đối hài hòa lợi ích của người dân và Nhà nước, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã báo cáo với Thủ tướng Chính phủ để dành sự hỗ trợ tối đa của Chương trình cho những người dân.
Theo đó, ngày 22/3/2016, Ngân hàng Nhà nước đã có Công văn báo cáo với Thủ tướng Chính phủ trong trường hợp đến 01/6/2016 mà chưa giải ngân hết số tiền 30.000 tỷ đồng, Ngân hàng Nhà nước sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét gia hạn giải ngân tái cấp vốn để các đối tượng khách hàng cá nhân, hộ gia đình vay để mua, thuê, thuê mua nhà ở; xây dựng mới, cải tạo sửa chữa lại nhà ở của mình được tiếp tục giải ngân với lãi suất ưu đãi đến hết 30.000 tỷ đồng của toàn bộ Chương trình.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã ban hành Thông tư 25/2015/TT-NHNN và có chỉ đạo Ngân hàng Chính sách xã hội tích cực triển khai chủ trương của Chính phủ tại Nghị định 100/2015/NĐ-CP về quản lý và phát triển nhà ở xã hội để hỗ trợ vốn đối với những người dân chưa được vay vốn ưu đãi từ Chương trình 30.000 tỷ đồng. Ngân hàng nhà nước sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành để thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc chăm lo, cải thiện điều kiện về chỗ ở cho người dân.

-
Thúc đẩy báo cáo phát triển bền vững ngành ngân hàng nhờ AI -
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo không phải là "ưu ái" cho ngân hàng -
VietABank nộp hồ sơ niêm yết trên sàn HOSE -
Vàng quốc tế đi ngang, giá vàng SJC cao hơn thế giới gần 18 triệu đồng/lượng -
Lấp khoảng trống pháp lý trong xử lý nợ xấu -
Agribank sát cánh cùng doanh nghiệp tư nhân -
Trình Quốc hội luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo, Ngân hàng Nhà nước được “quyết” cho vay đặc biệt
-
Vietnam Airlines và FPT tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện
-
Đà Nẵng bắt tay BIDV phát triển tài chính xanh và công nghệ
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Năng lượng - Dầu khí
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Dược - Thiết bị y tế
-
Bùng nổ giao dịch: Newhome Việt Nam phân phối chiến lược Yên Bình Complex, chốt 240 căn trong ngày đầu tiên
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số