-
Eximbank công bố nghị quyết về tờ trình ĐHCĐ thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính -
Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện áp dụng từ ngày 1/1/2025 -
VietBank báo lãi trước thuế tăng 96% -
Home Credit mở rộng Home PayLater trên siêu ứng dụng BE -
Một phó tổng giám đốc VIB đăng ký mua 3 triệu cổ phiếu -
Agribank chính thức ra mắt giải pháp Open Smartbank
Tỷ giá tiếp tục căng, lãi suất điều hành có thể phải điều chỉnh
Trong báo cáo vừa phát hành, các chuyên gia phân tích Công ty Chứng khoán ACBS kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước sẽ nâng hạn mức tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng vào giữa tháng chín, một động thái được thị trường rất kỳ vọng và sẽ hỗ trợ ngành ngân hàng cũng như thị trường nói chung.
Trong tháng 8/2022, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục phát hành hơn 160.000 tỷ đồng và để hơn 94.000 tỷ đồng đáo hạn thông qua kênh tín phiếu (T-Bills). Ngoài ra, 35.000 tỷ đồng cũng được đấu thầu trong tháng 8/2022 kết hợp với hơn 74 tỷ đồng đáo hạn trong tháng thông qua reverse repo OMO.
Bên cạnh đó, ACBS ước tính rằng, Ngân hàng Nhà nước đã bán ra hơn 3 tỷ USD trong tháng 8/2022, tức là đã gián tiếp hút hơn 70.000 tỷ đồng khỏi hệ thống xuyên suốt tháng 8/2022. Tổng kết, Ngân hàng Nhà nước đã hút ròng hơn 75.000 tỷ đồng qua kênh tín phiếu, reverse repo OMO và bán USD.
Theo đánh giá của chuyên gia, Ngân hàng Nhà nước sẽ khó duy trì lãi suất liên ngân hàng thấp trong thời gian tới vì Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sẽ có thêm 3 đợt tăng lãi suất nữa từ giờ cho tới cuối năm, gây áp lực mất giá lên tỷ giá VND/USD và Ngân hàng Nhà nước sẽ phải giữ chênh lệch lãi suất giữa VND và USD liên ngân hàng dương nhằm hỗ trợ tỷ giá VND/USD.
Theo đó, ACBS nâng nhẹ kỳ vọng rằng lãi suất điều hành của NHNN có thể tăng dần trong khoảng 50 - 75 điểm phần trăm từ đây cho tới cuối năm 2022.
Theo ước tính của ACBS, Ngân hàng Nhà nước đã bán ra khoảng 21 tỷ USD từ đầu năm 2022 từ nguồn dự trữ ngoại hối, tương đương 19% tổng dự trữ, đưa dự trữ hiện tại ở mức ước tính 89 tỷ USD và đã giảm tỷ lệ bao phủ nhập khẩu xuống còn khoảng 12 tuần, vẫn nằm trong ngưỡng an toàn.
Tăng hạn mức tín dụng cho những tháng cuối năm 2022
Hiện Ngân hàng Nhà nước vẫn tiếp tục duy trì mục tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức 14% cho năm 2022, tăng trưởng tín dụng đã đạt 9,9% tính tới cuối tháng 8/2022.
Với áp lực gia tăng hạn mức tín dụng, áp lực lạm phát giảm bớt, hệ thống ngân hàng đang trong tình trạng lành mạnh và mùa cao điểm đang đến gần, Ngân hàng Nhà nước đã tăng hạn mức tín dụng toàn ngành ngân hàng với mức ước tính khoảng 2%, tương đương 200.000 tỷ đồng.
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14% hàng năm, ABCS kỳ vọng rằng, sẽ cần một đợt điều chỉnh hạn mức khác trước khi kết thúc năm.
Việc Ngân hàng Nhà nước cấp thêm room tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng vừa qua, theo các chuyên gia phân tích, có thể giúp tháo gỡ những điểm khó khăn nhất và thúc đẩy nền kinh tế duy trì xu hướng đi lên mà không gây thêm áp lực lên lạm phát do tăng trưởng quá nóng.
Hạn mức bổ sung có thể tạo thêm áp lực tăng lãi suất trong bối cảnh thanh khoản của hệ thống ngân hàng không ổn định trước áp lực giảm giá của đồng Việt Nam so với đồng ddô la Mỹ. Tuy nhiên, tác động này được cho là không đáng kể vì mặt bằng lãi suất đã điều chỉnh tăng để hạn chế sự mất giá của đồng Việt Nam.
Mặc dù vậy, ACBS cũng cho rằng, nguồn tín dụng được cấp thêm sẽ không tăng đều các ngành mà sẽ hướng vào các ngành sản xuất.
Cụ thể, khả năng tiếp cận vốn bổ sung dự kiến sẽ có lợi cho một số ngành xuất nhập khẩu dự kiến sẽ được tiếp cận với các hạn mức tín dụng và khoản vay để phục vụ cho các hoạt động thương mại. Các nhà sản xuất sẽ có thêm khả năng tiếp cận vốn lưu động để mua nguyên vật liệu và trả lương cho nhân viên. Các nhà bán lẻ, FMCG có nhu cầu vốn lưu động cao sẽ được cấp vốn để dự trữ hàng tồn kho phục vụ mùa mua sắm cuối năm.
Các ngân hàng đạt mức tăng trưởng thu nhập cao trong 6 tháng đầu năm 2022 dự kiến sẽ được hưởng lợi do thu nhập lãi vẫn là nguồn đóng góp chính vào tổng thu nhập.
Trong khi đó, bài toán vốn cho doanh nghiệp bất động sản vẫn chưa có lời giải. Riêng các khoản vay dành cho cá nhân và hộ gia đình (bao gồm cả các khoản vay mua nhà) có thể được tiếp tục giải ngân, mang lại lợi ích cho ngành xây dựng và bất động sản nhà ở.
“Chúng tôi duy trì kỳ vọng tăng trưởng tín dụng trong năm 2022 đạt 15% do nhu cầu tín dụng của nền kinh tế vẫn đang ở mức cao và Ngân hàng Nhà nước có thể nới hạn mức tín dụng thêm một lần vào cuối năm nếu tình hình lạm phát dịu bớt”, ACBS dự báo.
Cùng với việc tín dụng tăng nhanh, giới phân tích dự báo, lãi suất huy động ở các ngân hàng có thể tiếp tục tăng thêm khoảng 50 điểm cơ bản để bổ sung nguồn vốn trong nửa cuối năm 2022. Thanh khoản cuối năm 2022 dự báo sẽ gặp căng thẳng khi các ngân hàng cần chuẩn bị khoảng 250.000 tỷ đồng để thanh toán cho các giao dịch mua USD kỳ hạn từ Ngân hàng Nhà nước.
-
Home Credit mở rộng Home PayLater trên siêu ứng dụng BE -
Một phó tổng giám đốc VIB đăng ký mua 3 triệu cổ phiếu -
Lợi nhuận các ngân hàng phân hóa mạnh -
Cách thức xử lý điểm nghẽn trên thị trường vàng -
Vàng miếng SJC tiếp tục giảm 500.000 đồng/lượng, tỷ giá USD nhích tăng -
Agribank chính thức ra mắt giải pháp Open Smartbank -
Thống đốc: Sẽ nghiên cứu, đề xuất sửa quy định để "big 4" ngân hàng được chủ động tăng vốn
- Medlatec đạt danh hiệu Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024
- SeABank chính thức tăng vốn điều lệ lên 28.350 tỷ đồng
- Khu vực Đông Bắc - Tọa độ vàng đầu tư của bất động sản Thủ đô
- Coteccons được vinh danh "Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024"
- Agribank ra mắt Tài khoản Plus: Đột phá trong trải nghiệm ngân hàng số
- FIATO AIRPORT CITY - đầu tư an toàn và bền vững với 2 tiêu chuẩn “vàng”