
-
Vàng quốc tế về sát 3.000 USD/ounce, giá vàng SJC đắt hơn thế giới gần 20 triệu đồng/lượng
-
Mô hình tập đoàn tài chính của nhiều ngân hàng thương mại: Vũ khí cạnh tranh, còn trống pháp lý
-
FiinRatings xếp hạng A cho Home Credit Việt Nam với triển vọng ổn định
-
Vàng quốc tế hồi phục, giá vàng SJC vẫn đắt hơn thế giới trên 18 triệu đồng/lượng
-
Xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến thị trường vàng -
VietABank hoàn thành nâng cấp hệ thống phòng chống rửa tiền
![]() |
Tại Tờ trình Chính phủ về việc ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định có liên quan đến đơn vị thực hiện phòng, chống rửa tiền, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, ngày 15/11/2022, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng, chống rửa tiền số 14/2022/QH15 (Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022).
Trong đó, tại khoản 1 Điều 64 Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 quy định: “Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (TTGSNH) là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước, thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giám sát ngân hàng, phòng, chống rửa tiền”.
Căn cứ quy định nêu trên, Cơ quan TTGSNH không còn thực hiện nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền như trước đó; điều này cũng đồng nghĩa với việc đơn vị thực hiện nhiệm vụ về phòng, chống rửa tiền không thuộc Cơ quan TTGSNH.
Điều này đặt ra yêu cầu cần sửa đổi, bổ sung các nghị định có liên quan để giao một đơn vị đầu mối thuộc Ngân hàng Nhà nước thực hiện nhiệm vụ về phòng, chống rửa tiền.
NHNN cũng cho biết, theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, mô hình Cục Phòng chống rửa tiền thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng chưa đảm bảo tính độc lập cần thiết, chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế.
Ngoài ra, theo chuẩn mực quốc tế, Cơ quan Phòng chống rửa tiền phải là một cơ quan làm nhiệm vụ tách biệt về phòng chống rửa tiền và hạn chế có thêm các tầng trung gian kiểm soát để đảm bảo tính độc lập trong hoạt động.
Tại Báo cáo đánh giá đa phương lần 2 của Nhóm châu Á - Thái Bình Dương về Phòng chống rửa tiền (APG) được công bố vào tháng 02/2022, sau khi đã nghiên cứu các văn bản pháp lý quy định về chức năng, nhiệm vụ của Cục Phòng chống rửa tiền, APG tiếp tục đánh giá Việt Nam chỉ đạt mức Tuân thủ một phần đối với Khuyến nghị số 29 của FATF (Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền) và chỉ ra việc Cục trưởng Cục Phòng chống rửa tiền chịu trách nhiệm trước Chánh thanh tra, giám sát ngân hàng và Thống đốc NHNN về mọi hoạt động của Cục là chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu để Cục Phòng chống rửa tiền thực hiện chức năng của mình một cách độc lập và tự chủ;
Việc Cục Phòng chống rửa tiền thuộc Cơ quan TTGSNH có thể dẫn đến một số quan ngại về vấn đề bảo mật thông tin và lo ngại về tính độc lập trong hoạt động của các tổ chức tình báo tài chính (FIU), vốn được coi trọng đặc biệt.
Tại Hội nghị toàn thể tháng 6/2023 của FATF, FATF đã chính thức đưa Việt Nam (cùng 2 quốc gia khác là Cameroon và Croatia) vào Danh sách Xám của FATF – Danh sách các quốc gia chịu sự giám sát và phối hợp chặt chẽ với FATF để giải quyết các thiếu hụt trong cơ chế Phòng chống rửa tiền, Phòng chống tài trợ khủng bố, Phòng chống tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt do Việt Nam không thực hiện một cách có hiệu quả các hành động khuyến nghị của APG tại Báo cáo đánh giá đa phương năm 2022.
Trước thềm Hội nghị toàn thể tháng 6/2023, thay mặt Chính phủ Việt Nam, Thống đốc NHNN đã ký cam kết cấp Chính phủ với FATF về việc thực hiện Kế hoạch hành động gồm 17 hành động do FATF đưa ra cho Việt Nam trong khoảng thời gian nhất định (hoàn thành trước tháng 5/2025). Hai trong số 17 hành động trong Kế hoạch hành động của FATF liên quan đến đảm bảo tính độc lập của FIU và tăng cường chất lượng và số lượng các sản phẩm phân tích và chuyển giao thông tin tình báo tài chính .
Do đó, NHNN đã có các dự thảo trình lên Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đề xuất thành lập Cục Phòng chống rửa tiền, trên cơ sở tổ chức lại Cục Phòng chống rửa tiền từ đơn vị thuộc Cơ quan TTGSNH thành đơn vị thuộc NHNN.
Ngoài ra, trong dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định có liên quan đến đơn vị thực hiện phòng,chống rửa tiền, NHNN đề xuất sáp nhập Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính với Vụ Dự báo, thống kê; đồng thời đổi tên gọi của Vụ Dự báo, thống kê thành Vụ Dự báo, thống kê - Ổn định tiền tệ, tài chính. Sau khi sắp xếp cơ cấu tổ chức của NHNN giữ nguyên 25 đầu mối theo quy định tại Nghị định số 102/2022/NĐ-CP.
Về cơ cấu tổ chức của Cục Phòng chống rửa tiền, hiện nay đang có 04 phòng. Trong quá trình tổ chức lại, Cục được giao bổ sung nhiệm vụ thanh tra về phòng chống rửa tiền, đây là nhiệm vụ có khối lượng công việc lớn, cần có đơn vị đầu mối cấp phòng riêng thực hiện. Vì vậy, NHNN trình Chính phủ xem xét, chấp thuận số lượng Phòng của Cục Phòng chống rửa tiền tăng lên thành 5 phòng.
Với các chức năng, nhiệm vụ và khối lượng công việc được giao, NHNN dự kiến biên chế của Cục Phòng chống rửa tiền là 69 người.
-
Vàng quốc tế về sát 3.000 USD/ounce, giá vàng SJC đắt hơn thế giới gần 20 triệu đồng/lượng
-
Mô hình tập đoàn tài chính của nhiều ngân hàng thương mại: Vũ khí cạnh tranh, còn trống pháp lý
-
FiinRatings xếp hạng A cho Home Credit Việt Nam với triển vọng ổn định
-
73% trái phiếu phi tài chính phát hành trong tháng 4 nhằm mục đích đảo nợ
-
Vàng quốc tế hồi phục, giá vàng SJC vẫn đắt hơn thế giới trên 18 triệu đồng/lượng -
Nhiều ngân hàng được chấp thuận tăng vốn điều lệ -
Xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến thị trường vàng -
VietABank hoàn thành nâng cấp hệ thống phòng chống rửa tiền -
UOB: Fed sẽ có 3 đợt giảm lãi suất USD trong năm, tỷ giá giảm dần -
Vàng trên đà đi xuống -
Techcombank và tham vọng trở thành tập đoàn tài chính toàn diện hàng đầu khu vực
-
Herbalife đồng hành tổ chức Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam lần 4
-
Honeywell - Công nghệ lọc khí toàn diện cho cuộc sống đô thị
-
Sự kiện mở bán Anlac Green Symphony: Bản giao hưởng xanh đánh thức 5 giác quan
-
Một nhà máy điện phân nhôm ở Đắk Nông lên kế hoạch tuyển 1.000 lao động
-
Căn hộ 2PN chỉ từ 1,86 tỷ đồng tại Đông Bắc Sài Gòn - Cơ hội an cư cho người trẻ
-
Xu hướng nội thất - xây dựng Việt 2025: Người dùng ngày càng tinh tế, nhiều kỳ vọng