Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Ngân hàng nín thở ngóng room, nới tay với chứng khoán song vẫn siết tín dụng bất động sản
T.L - 13/07/2022 13:58
 
Các ngân hàng lạc quan tăng trưởng tín dụng năm nay nhưng vẫn tỏ ra lo ngại lãi suất và diễn biến bất lợi của thị trường bất động sản có thể làm nhu cầu tín dụng sụt giảm.

Động lực tăng tín dụng đến từ bán lẻ, xuất nhập khẩu vay tiêu dùng, xây dựng...

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố một số kết quả của cuộc điều tra xu hướng tín dụng của các tổ chức tín dụng tháng 6/2022.

Theo báo cáo điều tra, các tổ chức tín dụng (TCTD) nhận định,  trong 6 tháng cuối năm, nhu cầu tín dụng tiếp tục cải thiện hơn so với 6 tháng đầu năm 2022 ở tất cả các lĩnh vực. Nhu cầu tín dụng phục vụ đời sống và tiêu dùng được nhiều TCTD dự báo tăng nhất trong năm 2022, tiếp theo là nhu cầu về vay thương mại, dịch vụ và vay phát triển công nghiệp, xây dựng. Trong khi nhu cầu tín dụng phát triển nông, lâm, thủy sản được ít TCTD dự báo tăng nhất.

Trong các lĩnh vực cho vay cụ thể, đầu tư vận tải kho bãi, kinh doanh xuất nhập khẩu, mua nhà để ở và công nghiệp chế biến chế tạo là 4 lĩnh vực được dự báo nhu cầu tín dụng tăng nhiều nhất trong năm 2022.

Tỷ lệ TCTD nhận định rủi ro tín dụng tăng trong 6 tháng đầu năm 2022 ở mức thấp hơn so với 6 tháng cuối năm 2021 đối với hầu hết các lĩnh vực ngoại trừ lĩnh vực đầu tư kinh doanh chứng khoán. Nhu cầu vay vốn của lĩnh vực này cũng được nhận định là giảm nhẹ.

Trong 6 tháng cuối năm 2022 lẫn năm 2023, các tổ chức tín dụng dự báo, động lực tăng trưởng tín dụng nhiều nhất là 4 lĩnh vực: Bán buôn, bán lẻ”; “Xuất nhập khẩu”; “Cho vay phục vụ nhu cầu đời sống”, “Xây dựng” .

Nhìn chung, các tổ chức tín đụng dều lạc quan về khả năng tăng tín dụng năm nay nhưng vẫn tỏ ra lo ngại lãi suất và diễn biến bất lợi của thị trường bất động sản có thể làm nhu cầu tín dụng sụt giảm. Bên cạnh đó, mức độ tăng trưởng của từng ngân hàng phụ thuộc vào room tín dụng mà NHNN cấp. vấn đề room Tín dụng mà toàn thị Trường ngóng đợi sẽ được NHNN thong tin cụ thể tại buổi họp sơ kết dự kiến diễn ra cuối tuần này.

Sẽ nới lỏng tín dụng tổng thể song vẫn kiểm soát chặt tín dụng bất động sản

Trong 6 tháng cuối năm 2022, các TCTD dự kiến giữ nguyên hoặc có xu hướng nới lỏng nhẹ tiêu chuẩn tín dụng tổng thể của đơn vị mình, dự kiến áp dụng đối với tất cả các nhóm khách hàng trong đó có lĩnh vực du lịch. Năm 2022, tỷ lệ TCTD dự kiến rủi ro tín dụng của các khoản vay đầu tư kinh doanh du lịch tăng ở mức thấp hơn so với các năm 2020, 2021 và kỳ vọng giữ ổn định trong năm 2023. Đây cũng là một trong các lĩnh vực được các TCTD dự kiến giảm bớt thắt chặt tiêu chuẩn tín dụng và tập trung cho vay để hỗ trợ phục hồi sau đại dịch Covid.

Các tổ chức tín dụng cho biết sẽ tập trung nới lỏng hơn đối với nhóm khách hàng là doanh nghiệp và áp dụng với hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên. Đồng thời dự kiến giảm bớt thắt chặt đối với lĩnh vực cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán, cho vay kinh doanh tài chính, ngân hàng và bảo hiểm, cho vay đầu tư, kinh doanh du lịch so với 6 tháng đầu năm 2022. Trong khi vẫn giữ nguyên xu hướng thắt chặt đối với lĩnh vực cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản.

Các TCTD cho biết, sự lạc quan về triển vọng kinh tế vĩ mô, chính sách và định hướng của Chính phủ, NHNN cùng với năng lực tài chính của TCTD là cơ sở để dự kiến nới lỏng nhẹ tiêu chuẩn tín dụng trong 6 tháng cuối năm 2022.

Cũng theo kết quả điều tra trong 6 tháng đầu năm 2022, các TCTD cho biết đã nỗ lực thu hẹp chênh lệch lãi suất biên và phí phi lãi suất để hỗ trợ khách hàng vay vốn phục hồi sản xuất, kinh doanh, nhưng tiếp tục giữ nguyên hoặc có xu hướng thắt chặt nhẹ các điều kiện và điều khoản cho vay tổng thể để đảm bảo chất lượng tín dụng.

Trong 6 tháng cuối năm 2022, các TCTD dự kiến sẽ tiếp tục thắt chặt nhẹ các điều khoản và điều kiện cho vay khách hàng doanh nghiệp, đầu tư kinh doanh bất động sản, nhưng nới lỏng hơn đối với cho vay sản xuất kinh doanh.

Đối với khách hàng cá nhân, trong 6 tháng đầu năm 2022 các điều kiện và điều khoản cho vay được nới lỏng hơn đối với cho vay tiêu dùng, mua bất động sản để ở, trong khi thắt chặt đối với sử dụng thẻ tín dụng và các TCTD dự kiến tiếp tục xu hướng này trong 6 tháng cuối năm 2022.

Chủ tịch Agribank: Tín dụng tiếp tục tăng mạnh sẽ gây ra cuộc đua tăng lãi suất
Mặc dù “room” tín dụng 6 tháng cuối năm chỉ còn 1%, song ông Phạm Đức Ấn, Chủ tịch HĐTV Agribank cảnh báo, nếu tín dụng tiếp tục tăng mạnh,...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư