Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 16 tháng 07 năm 2024,
Ngân hàng Trung ương châu Âu cắt giảm lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2019
Đông Phong - 07/06/2024 10:36
 
Ngân hàng Trung ương châu Âu cắt giảm lãi suất như kỳ vọng tại cuộc họp chính sách ngày 6/6, bất chấp áp lực lạm phát kéo dài ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).

Cụ thể, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hạ lãi suất cơ bản xuống còn 3,75%, từ mức kỷ lục 4% áp dụng từ tháng 9/2023.

Hội đồng điều hành Ngân hàng Trung ương châu Âu cho biết: "Dựa trên đánh giá cập nhật về triển vọng lạm phát, động lực của lạm phát cơ bản và sức mạnh tác động chính sách tiền tệ, việc điều tiết mức độ hạn chế chính sách tiền tệ sau 9 tháng giữ lãi suất ổn định là điều phù hợp".

ngân hàng Trung ương châu Âu được kỳ vọng tiếp tục thực hiện thêm hai đợt cắt giảm lãi suất trong năm 2024. Ảnh: AFP
Ngân hàng Trung ương châu Âu được kỳ vọng sẽ thực hiện thêm hai đợt cắt giảm lãi suất trong năm 2024. Ảnh: AFP

Trong các dự báo kinh tế vĩ mô cập nhật sẽ được các nhà đầu tư phân tích chặt chẽ, các quan chức ECB đã nâng triển vọng lạm phát cơ bản trung bình hàng năm cho năm 2024 lên 2,5%, từ mức 2,3% trước đó. Đồng thời, họ cũng nâng dự báo lạm phát năm 2025 lên 2,2%, từ mức 2% và giữ nguyên dự báo năm 2026 là 1,9%.

Các thị trường tiền tệ đã lường trước được quyết định cắt giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm của Ngân hàng Trung ương châu Âu. Và quyết định hạ lãi suất ngày 6/6 là lần cắt giảm đầu tiên kể từ tháng 9/2019, khi cơ sở tiền gửi ở mức âm.

Các thị trường đang kỳ vọng thêm một đợt cắt giảm lãi suất nữa của Ngân hàng Trung ương châu Âu trong năm nay, nhưng các nhà kinh tế được Reuters thăm dò vào tuần trước đã dự báo rằng sẽ có thêm hai đợt cắt giảm nữa trong năm.

Dean Turner, nhà kinh tế trưởng khu vực đồng euro tại UBS Global Wealth Management, cho rằng đợt cắt giảm lãi suất tiếp theo tại cuộc họp của Ngân hàng Trung ương châu Âu vào tháng 7 là khó có thể xảy ra nhưng gần như đã bị loại trừ bởi các số liệu mới nhất.

"Dự báo lạm phát sẽ tăng nhẹ, lạm phát đang nóng hơn một chút so với dự đoán của thị trường, nhưng xét về thời điểm của đợt cắt giảm tiếp theo, tôi vẫn đang tính đến tháng 9", nhà kinh tế trưởng của UBS Global Wealth Management nhận định.

Tương tự, Gaël Fichan, người đứng đầu bộ phận thu nhập cố định tại ngân hàng Bank Syz, cho rằng: "Hội đồng điều hành ECB hướng đến cách tiếp cận từng cuộc họp, phụ thuộc vào dữ liệu, nên khả năng tiếp tục cắt giảm lãi suất vào tháng 7 là hạn chế do không có đủ dữ liệu ở châu Âu trước cuộc họp. Quyết định này có thể được gọi là 'sự cắt giảm diều hâu'".

Sau động thái của Ngân hàng Trung ương châu Âu, lợi suất trái phiếu chính phủ khu vực Eurozone tiếp tục tăng vào chiều 6/6. Theo đó, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Đức, được coi là mức tham chiếu cho Eurozone, đã tăng 6 điểm cơ bản lên 2,557% vào lúc 15:12 (giờ London), trong khi lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm của quốc gia này cũng tăng 4 điểm cơ bản lên 3,025%.

Trong khi đó, lợi suất trái phiếu 10 năm của Italia đã tăng 7 điểm cơ bản lên 3,88%, còn lãi suất trái phiếu Tây Ban Nha có cùng kỳ hạn đã tăng thêm 6 điểm cơ bản lên 3,29%.

Biểu đồ lãi suất thế giới sẽ phân tách sau đợt cắt giảm đầu tiên của ECB
Ngân hàng Trung ương châu Âu có thể mở đường để đồng euro trượt giá vào ngày 6/6 khi họ thực hiện đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên trong chu...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư