
-
Công ty năng lượng Phần Lan: Nga sẽ ngừng cung cấp khí đốt cho Helsinki từ ngày 21/5
-
Nhà đầu tư Mỹ nhìn nhận tích cực về môi trường đầu tư của Việt Nam
-
Trung Quốc vẫn nắm "quân bài tẩy" trong chuỗi cung ứng toàn cầu
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng thống Joe Biden -
ASEAN và Hoa Kỳ cam kết thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện -
Bức tranh kinh tế Trung Quốc tháng 4 gây thất vọng
![]() |
Ảnh minh họa: Reuters |
Theo hãng tin Reuters (Anh), đề xuất này là động thái mới nhất nhằm vào tiền điện tử toàn cầu khi nhiều quốc gia từ châu Á đến Mỹ lo ngại rằng các loại tiền kỹ thuật số do tư nhân vận hành có thể làm suy yếu quyền kiểm soát của chính phủ đối với các hệ thống tài chính và tiền tệ.
Trong nhiều năm qua, giới chức Nga đã nhiều lần tranh cãi về việc cấm tiền điện tử. Một số chuyên gia cho rằng chúng có thể bị sử dụng để rửa tiền hoặc tài trợ cho khủng bố. Nước này cuối cùng đã coi tiền điện tử là hợp pháp vào năm 2020 nhưng không cho phép sử dụng đồng tiền này làm công cụ thanh toán.
Hồi tháng 12/2021, giá Bitcoin đã giảm mạnh sau khi truyền thông đưa tin cơ quan quản lý Nga ủng hộ lệnh cấm hoàn toàn tiền điện tử.
Trong một báo cáo được công bố hôm 20/1, Ngân hàng Trung ương Nga cho biết nhu cầu đầu cơ khiến tiền điện tử tăng trưởng nhanh chóng và chúng mang các đặc điểm của kim tự tháp tài chính. Cơ quan này cũng cảnh báo bong bóng tiền điện tử sẽ hình thành trên thị trường, đe dọa sự ổn định tài chính và người dân Nga.
Ngân hàng này cũng đề xuất ngăn chặn các tổ chức tài chính thực hiện bất kỳ hoạt động nào đối với tiền điện tử. Họ cho biết cần phát triển cơ chế để ngăn chặn các giao dịch mua hoặc bán tiền điện tử đổi lấy tiền pháp định. Lệnh cấm được đề xuất cũng bao gồm các sàn giao dịch tiền điện tử.
Ngân hàng Trung ương Nga cho biết Nga là quốc gia có khá nhiều người sử dụng tiền điện tử với khối lượng giao dịch hàng năm khoảng 5 tỷ USD. Đây cũng là quốc gia lớn thứ ba thế giới trong lĩnh vực khai thác Bitcoin, sau Mỹ và Kazakhstan.
Trong báo cáo của mình, ngân hàng trung ương đã đề xuất các biện pháp hạn chế tiền điện tử đã được thực hiện ở các quốc gia khác, chẳng hạn như Trung Quốc. Cơ quan này cho biết họ sẽ làm việc với các cơ quan quản lý ở các quốc gia khác để thu thập thông tin về hoạt động của các khách hàng Nga.
Vào tháng 9, Trung Quốc đã tăng cường trấn áp tiền điện tử với lệnh cấm toàn diện đối với tất cả các giao dịch và khai thác tiền điện tử, đánh vào Bitcoin và các đồng tiền lớn khác, đồng thời gây áp lực lên cổ phiếu liên quan đến tiền điện tử và chuỗi khối.
Ngân hàng Trung ương Nga đang có kế hoạch phát hành đồng rúp kỹ thuật số, tham gia xu hướng phát triển tiền tệ kỹ thuật số toàn cầu nhằm hiện đại hóa hệ thống tài chính, tăng tốc độ thanh toán và chống lại mối đe dọa tiềm tàng từ các loại tiền điện tử khác.

-
Liên hợp quốc hạ dự báo kinh tế toàn cầu năm 2022 về mức 3,1% -
Singapore Airlines báo lỗ gần 700 triệu USD -
Các tổ chức tài chính quốc tế tiếp tục hạ triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc -
Fed sẽ không ngần ngại tăng lãi suất đến khi lạm phát "hạ nhiệt" -
Trung Quốc vẫn nắm "quân bài tẩy" trong chuỗi cung ứng toàn cầu -
Dự trữ dầu chiến lược của Mỹ xuống mức thấp nhất trong 35 năm
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/5
-
2 Các ngân hàng đang đầu tư trái phiếu doanh nghiệp như thế nào?
-
3 Hà Nội sẽ bố trí đủ 23.524 tỷ đồng xây dựng đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô
-
4 VEPR dự báo 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022
-
5 Cảnh báo vỡ nợ chéo từ “quả bom” trái phiếu - Kỳ 1: Bom nợ âm ỉ từ những hợp đồng ma quái
-
Khởi công dự án Quần thể khu du lịch sinh thái, cáp treo Mẫu Sơn
-
Nhà thuốc Ngọc Anh nỗ lực đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ
-
Emeralda Resort Ninh Bình - sự lựa chọn hoàn hảo cho sự kiện và hội nghị đẳng cấp
-
Cen Land tiếp tục đồng hành cùng Shark Tank Việt Nam mùa 5
-
Huda hướng tới mục tiêu phá kỷ lục “bàn tiệc dài nhất châu Á”
-
Rong ruổi phương Nam: Nét duyên của mảnh đất dạ cổ hoài lang