
-
Fed giữ nguyên lãi suất, muốn quan sát thêm tác động thuế quan
-
Giá dầu giảm mạnh khi OPEC+ tuyên bố tiếp tục tăng sản lượng
-
Mỹ bỏ quy tắc miễn trừ "de minimis", Temu buộc thay đổi mô hình kinh doanh
-
Trung Quốc nói đang cân nhắc khả năng đàm phán thương mại với Mỹ
-
Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng âm trong quý I/2025 -
Giới tài chính thở phào khi Tổng thống Trump ngừng gây sức ép lên Fed và IMF
![]() |
Bên ngoài trụ sở Ngân hàng Trung ương Nhật Bản tại thủ đô Tokyo. Ảnh: AFP |
Động thái này phù hợp với kỳ vọng của thị trường, nó diễn ra khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản lo ngại tác động tiềm ẩn từ các chính sách thương mại bảo hộ của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với nền kinh tế.
"Nền kinh tế Nhật Bản đã phục hồi ở mức vừa phải, mặc dù một số điểm yếu đã phần nào lộ diện", các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cho biết, đồng thời chỉ ra "những bất ổn lớn xung quanh hoạt động kinh tế và giá cả của Nhật Bản, bao gồm tình hình liên quan đến thương mại ... và hành vi định giá và tiền lương của các công ty trong nước".
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đánh giá: "Kỳ vọng lạm phát đã tăng ở mức vừa phải", tuy nhiên lưu ý rằng, "giá gạo có khả năng ở mức cao và tác động từ các biện pháp của chính phủ nhằm đẩy lùi lạm phát sẽ tiêu tan" trong năm tài chính 2025.
Quyết định giữ nguyên lãi suất được Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đưa ra trước Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) - cơ quan cũng được kỳ vọng sẽ giữ nguyên lãi suất cơ bản sau khi cuộc họp chính sách tiền tệ kết thúc vào ngày 19/3.
Trước đó, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã tăng lãi suất ngắn hạn lên 0,5% từ mức 0,25% vào tháng 1/2025, mức cao nhất kể từ năm 2008, sau khi kết thúc chương trình kích thích kinh tế lớn vào năm ngoái.
Sau quyết định tăng lãi suất đó, Thống đốc Kazuo Ueda khẳng định Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ tiếp tục tăng lãi suất chính sách nếu nền kinh tế và giá cả diễn biến theo đúng kỳ vọng của cơ quan này. Tuyên bố này đã làm dấy lên đồn đoán rằng Nhật Bản sẽ thắt chặt tiền tệ hơn nữa.
Theo các nhà phân tích, hội đồng thiết lập lãi suất của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản có thể thảo luận về một đợt tăng lãi suất khác sớm nhất là vào tháng 5 do lo ngại về áp lực lạm phát từ mức tăng lương và giá thực phẩm tăng mạnh.
Cuối tuần trước, Rengo, liên đoàn lao động lớn nhất Nhật Bản với khoảng 7 triệu thành viên, thông báo rằng họ đã đảm bảo được mức tăng lương trung bình 5,46% từ tháng 4 năm nay - mức tăng lớn nhất trong hơn 3 thập kỷ.
Theo Rengo, bảng tổng hợp đầu tiên về kết quả tăng lương của 760 công đoàn đã cao hơn 0,18 điểm phần trăm so với mức tăng 5,28% của năm ngoái.
Đáng chú ý, các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Nhật bản ghi nhận mức tăng lương trung bình là 5,09%, tăng 0,67 điểm phần trăm so với năm ngoái và là lần đầu tiên kể từ năm 1992, mức tăng lương tại các công ty này vượt mốc 5%.
Trong khi đó, UA Zensen, một tổ chức đại diện cho các công đoàn bán lẻ, nhà hàng và các ngành khác, cho biết 139 công đoàn thành viên của mình đã nhận được mức tăng trung bình là 5,37% tiền lương hàng tháng cho những người lao động toàn thời gian, thấp hơn một chút so với con số kỷ lục năm 2024 là 5,91%.
Lạm phát tại Nhật Bản trong tháng 1/2025 đã lên mức cao nhất trong 2 năm là 4%, trong khi chi tiêu hộ gia đình vượt xa kỳ vọng với mức tăng 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản từ lâu khẳng định rằng mục tiêu của họ là chứng kiến một "vòng tuần hoàn lành mạnh" về giá cả tăng trong tiền lương ở nước này.
Tuy nhiên, các số liệu tăng trưởng GDP được công bố vào tuần trước dường như làm phức tạp thêm những dự liệu của cơ quan quản lý tiền tệ Nhật Bản. Các số liệu quý IV/2024 sau điều chỉnh cho thấy nền kinh tế Nhật Bản chỉ đạt tăng trưởng 2,2% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn so với báo cáo ban đầu. Thậm chí, số liệu tăng trưởng sau điều chỉnh cũng thấp hơn dự báo trung bình của các nhà kinh tế.
Lãi suất dài hạn đã tăng vọt gần đây tại Nhật Bản do đồn đoán rằng Ngân hàng Nhật Bản sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa, làm tăng triển vọng chi phí vay cao hơn cho các hộ gia đình và công ty.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm đã đạt mức cao nhất trong 16 năm là 1,575% vào ngày 10/3, nhưng các ngân hàng thương mại và các nhà đầu tư khác đã trở nên thận trọng hơn khi đầu tư vào tài sản này bởi họ không chắc chắn về mức tăng lãi suất mà Ngân hàng Trung ương dự định.

-
Mỹ - Trung sẽ đàm phán "phá băng" thương mại vào cuối tuần này -
Ông Friedrich Merz tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Đức -
Trung Quốc cắt giảm lãi suất cơ bản, hạ tỷ lệ dữ trữ bắt buộc -
Meta ngừng hợp tác Telus, hàng nghìn kiểm duyệt viên bị ảnh hưởng -
Hồng Kông can thiệp ngoại hối để bảo vệ tỷ giá cố định -
Dự báo Fed chưa vội cắt giảm lãi suất -
Giá dầu giảm mạnh khi OPEC+ tuyên bố tiếp tục tăng sản lượng
-
SeABank thông báo bổ sung nội dung hoạt động vào giấy phép hoạt động
-
SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững”
-
Nên mua nhà trước hay sau khi sáp nhập tỉnh thành?
-
Yara Việt Nam bổ nhiệm tổng giám đốc mới
-
Becamex Tokyu hợp tác các sàn bất động sản hàng đầu để đưa chuẩn sống Nhật đến khách hàng Việt
-
Cần Thơ "mới": Cuộc đua "săn" thời cơ lịch sử của giới đầu tư chiến lược