Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Ngân hàng tung vốn rẻ, đẩy mạnh cho vay kinh doanh dịp cuối năm
T.L - 17/11/2020 16:00
 
Trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục được kiểm soát tốt, lãi suất giảm, nhiều ngân hàng đang tích cực bơm vốn rẻ ra thị trường, đón đầu cơ hội khi nhu cầu vay vốn kinh doanh tăng trở lại.

Tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 10-2020 mới đây, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, cho biết tình hình kinh tế xã hội tháng 10 cơ bản bình thường trở lại và tiếp tục có sự cải thiện hơn so với các tháng trước, khi làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 2 đã được kiểm soát. Nền kinh tế đã qua đáy trong quý II và đang phục hồi theo hình chữ V trong quý III. 

Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là nền kinh tế tăng trưởng dương duy nhất trong ASEAN với GDP năm 2020 và 2021 lần lượt đạt tăng trưởng 1,6% và 6,7%. Ngân hàng Thế giới cũng dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 2,5-3% năm 2020… 

f
Tình hình sản xuất kinh doanh của người dân có nhiều khởi sắc 

Sản xuất công nghiệp tháng 10-2020 tiếp tục khởi sắc, mở ra hy vọng sớm phục hồi và tăng trưởng kinh tế trong những tháng cuối năm 2020; đặc biệt là ngành chế biến, chế tạo với mức tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước. Thương mại dịch vụ trong tháng 10 tiếp tục xu hướng tăng, hàng hóa dồi dào, hoạt động kích cầu tiêu dùng nội địa được tích cực triển khai hiệu quả. 

Số lượng doanh nghiệp thành lập mới tháng 10 khởi sắc, tăng 18,4% so với tháng trước. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 10,4% so với cùng kỳ. Trong 10 tháng qua, có gần 111.200 doanh nghiệp thành lập mới. 

Các số liệu cho thấy, tăng trưởng tín dụng đang có dấu hiệu khởi sắc trở lại. Tính đến gần cuối tháng 10, tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng đạt khoảng 6,15% so với cuối năm 2019. Chỉ trong tháng 10, tốc độ tăng trưởng tín dụng đã tăng thêm hơn 1 điểm %, tăng nhanh hơn nhiều so với các tháng trước, phản ánh tốc độ phục hồi của các doanh nghiệp và nền kinh tế. 

Cũng tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 10-2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã xác định những lĩnh vực ưu tiên cụ thể tập trung triển khai thực hiện trong 2 tháng cuối năm nhằm đạt cao nhất mục tiêu của cả năm. 

Cụ thể là các giải pháp về chính sách tiền tệ, tài khóa; hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho doanh nghiệp, người dân, nhất là nhóm bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19; các giải pháp khơi thông được các luồng vốn tín dụng, đầu tư tư nhân và có biện pháp kích cầu tiêu dung, kinh doanh mạnh mẽ hơn… 

Trong xu hướng phục hồi của nền kinh tế khi dịch Covid-19 tiếp tục được kiểm soát tốt, dự báo nhu cầu vốn tín dụng những tháng cuối năm được dự báo cũng tăng mạnh hơn. Ngân hàng Nhà nước dự kiến tăng trưởng tín dụng cả năm có thể đạt 8-10%, góp phần cung ứng vốn cho nền kinh tế, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh. 

Đón đầu tín hiệu khởi sắc này, nhiều ngân hàng thương mại như VPBank đã tung gói tín dụng ưu đãi với lãi suất thấp nhằm kích thích nhu cầu vay vốn để kinh doanh của khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh…Đặc biệt, nhóm khách hàng cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình được đánh giá sẽ là phân khúc có sự tăng trưởng mạnh về nhu cầu vốn để bắt tay vào mùa kinh doanh sôi động nhất trong năm. 

Cụ thể, từ nay đến hết 31/12/2020, khách hàng là cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình được VPBank hỗ trợ cho vay để sản xuất kinh doanh với mức lãi suất ưu đãi chỉ từ 5,99%/năm. Đây được xem là mức lãi suất rất cạnh tranh trên thị trường, khi tình hình doanh nghiệp, hộ kinh doanh còn gặp khó sau thời gian bị ảnh hưởng dịch Covid-19. 

f
hương trình hỗ trợ của VPBank

 Hạn mức vay của gói hỗ trợ tín dụng từ VPBank lên tới 20 tỉ đồng cho mỗi khách hàng với đa dạng các hình thức thế chấp khác nhau. Nếu khách hàng thế chấp bằng xe ô tô mới (xe du lịch, xe tải, xe khách…) sẽ được VPBank cho vay 75% hoặc 70% nếu thế chấp bằng bất động sản. Thời gian vay tối đa là 24 tháng đối với gói hạn mức hoặc 180 tháng đối với nhu cầu vay theo món. 

Theo đại diện VPBank, gói tín dụng ưu đãi này có nhiều cải tiến về thủ tục, quy trình xét duyệt, giúp rút ngắn thời gian giải ngân. Khi khách hàng cung cấp đầy đủ giấy tờ, gồm hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn, hồ sơ chứng minh mục đích vay vốn, ngân hàng sẽ giải ngân khoản vay nhanh chóng. 

 “Mục tiêu của chương trình nhằm bổ sung vốn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh giai đoạn hậu Covid-19, đồng hành cùng người dân vượt qua giai đoạn khó khăn của dịch bệnh. Khách hàng đến với VPBank còn nhận được nhiều dịch vụ ưu đãi tiện ích kèm theo như gửi tiết kiệm, mở thẻ, miễn phí Internet banking...”, vị đại diện ngân hàng này trao đổi. 

Cùng với những sản phẩm khác, gói vay kinh doanh là sản phẩm nằm trong định hướng chiến lược để đưa Ngân hàng trở thành nhà tư vấn tài chính thân thiện song hành cùng khách hàng, thấu hiểu và mang đến cho khách hàng VPBank các giải pháp tài chính được “may đo” theo đúng nhu cầu chuyên biệt. Điều này vừa góp phần thúc đẩy tăng trưởng tín dụng những tháng cuối năm, vừa đáp ứng được nhu cầu cụ thể của từng khách hàng, vốn đang gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua do tác động của đại dịch.

Kinh tế ấm lên, VPBank đạt kết quả kinh doanh khả quan 9 tháng
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VPBank) vừa công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2020 lợi nhuận trước thuế đạt với 9.400 tỷ đồng,...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư