-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí
Theo ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư tại Myanmar (AVIM), Tập đoàn Viettel đang hoàn tất những thủ tục cuối cùng để thực hiện dự án liên doanh trong lĩnh vực viễn thông tại Myanmar, với số vốn đầu tư của phía Việt Nam là 735 triệu USD (chiếm 49% vốn liên doanh). Như vậy, sau khi dự án được cấp phép, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam tại Myanmar sẽ đạt hơn 1,43 tỷ USD, vươn lên thứ 7 trong số các nhà đầu tư nước ngoài tại Myanmar và là nhà đầu tư lớn thứ hai của khu vực ASEAN đầu tư vào Myanmar (sau Thái Lan).
. |
Đến thời điểm này, rất nhiều “đại gia” của Việt Nam đã đặt chân sang Myanmar, như BIDV, HAGL, Viettel, FPT, Kangaroo…
Tại Diễn đàn Kết nối không gian “Bốn quốc gia - Một điểm đến” được tổ chức tại Myanmar mới đây, rất đông đảo doanh nghiệp Việt Nam đã tham dự và tìm kiếm cơ hội phát triển tại thị trường này, như Tường An, Sơn Hà, Doxaco, SIMCO Sông Đà, Công tyThép BMB và hàng loạt công ty lữ hành du lịch, dầu khí…
Theo số liệu thống kê của AVIM, Việt Nam đang đứng thứ 10 trong số các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào Myanmar, với khoảng 80 doanh nghiệp, tổng vốn đầu tư đạt gần 700 triệu USD.
Hầu hết dự án của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Myanmar được đánh giá cao về tính hiệu quả. Đơn cử, Trung tâm thương mại của Hoàng Anh Gia Lai (nằm trong Khu phức hợp Hoàng Anh Gia Lai Myanmar Center) có tỷ lệ lấp đầy đạt trên 90%. Khu văn phòng đã có tới 60 -70% khách thuê. Trong khi đó, BIDV đang đóng vai trò như một “bà mối” và là nhà cung cấp vốn cho nhiều dự án của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại đây.
Ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch BIDV cam kết, BIDV sẽ tổ chức các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, vận động các nhà đầu tư trong khu vực ASEAN và Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan) đầu tư vào Myanmar. BIDV cũng sẽ vận động các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Myanmar.
Điểm chung của các doanh nghiệp Việt đầu tư vào thị trường Myanmar là rất bền bỉ, như BIDV, FPT, Viettel… đều phải kiên trì, chuẩn bị chu đáo mới giành được những giấy phép quý giá đầu tiên để gia nhập thị trường này.
Myanmar được coi là “mảnh đất vàng” cuối cùng của khu vực, song không phải vì thế mà kinh doanh ở đây dễ dàng. Tuy mới mở cửa, song Myanmar đã thành nơi tập trung của những đối thủ “khó chơi” nhất.
Bên cạnh đó, Chính phủ Myanmar cũng có nhiều quy định khá chặt chẽ để bảo vệ thị trường nội địa. Chẳng hạn, trong lĩnh vực ngân hàng, tất cả chi nhánh ngân hàng ngoại đều phải gửi một số tiền khá lớn - nhiều chục triệu USD - trong Ngân hàng Trung ương Myanmar. Số tiền này phải “nằm chết”, mà không được trả lãi, gây tốn kém không nhỏ cho các ngân hàng ngoại. Ngoài ra, tất cả ngân hàng ngoại đều chỉ được cấp giấy phép hoạt động hạn chế, không được phục vụ khách hàng cá nhân hay doanh nghiệp bản địa, trừ khi hợp tác với ngân hàng Myanmar.
Trong khi đó, hệ thống ngân hàng tại Myanmar hiện khá đông đảo. Phó thống đốc Ngân hàng Trung ương Myanmar cho hay, nước này có 4 ngân hàng thương mại nhà nước, 24 ngân hàng nội địa, cùng 13 chi nhánh và 49 văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài đã được cấp phép.
Đối với các lĩnh vực khác, cạnh tranh cũng không đơn giản. Với Viettel, khi gia nhập thị trường Myanmar, ngoài “đại gia” viễn thông nội địa là Myanmar Posts and Telecommunications thì còn phải dè chừng 2 đối thủ ngoại sừng sỏ là Telenor ASA (Na Uy) và Ooredoo (Qatar).
Được biết, năm 2015, doanh thu của Telenor đạt hơn 3 tỷ USD, Ooredoo đạt gần 9 tỷ USD, trong khi của Viettel chỉ khoảng 2 tỷ USD. Thực tế, khi Viettel chưa gia nhập thị trường thì đường phố Myanmar đã ngập tràn quảng cáo của 2 đại gia viễn thông ngoại trên.
Trong lĩnh vực tiêu dùng, đáng mừng là người dân và doanh nghiệp Myanmar dành nhiều cảm tình đối với hàng Việt Nam và không chuộng hàng Trung Quốc. Nhiều mặt hàng nhựa, giày dép, thiết bị điện, vật liệu xây dựng, sản phẩm phục vụ nông nghiệp… của Việt Nam đã có được chỗ đứng tại thị trường Myanmar. Tuy nhiên, về chất lượng và giá cả, hàng Việt Nam cũng phải cạnh tranh gay gắt với hàng Trung Quốc, Thái Lan tại thị trường này.
-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Công bố 6 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực văn hóa
-
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Đại biểu tranh luận gay gắt về tăng thuế với rượu bia, nước uống có đường -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí -
Nông nghiệp là trụ cột gia tăng xuất khẩu -
Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần làm rõ hiệu quả ưu đãi thuế với "đại bàng"
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025