-
Tăng trưởng kinh tế năm 2024 với 10 điểm vượt trội -
Kinh tế 2025: Tăng tốc để bứt phá, tạo đà hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng 2 con số -
Quốc hội quyết định những nội dung cấp bách để vừa tinh gọn bộ máy, vừa thúc đẩy tăng trưởng -
Tạo đà, tạo lực, tạo thế, tạo niềm tin cho tăng trưởng 2 con số -
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 -
Quảng Ngãi sáp nhập Sở Ngoại vụ vào Văn phòng UBND tỉnh
Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước: “Hụt thu thấp hơn dự kiến là nỗ lực rất lớn của Chính phủ, các bộ ngành, địa phương và đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp” |
Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước vừa cho biết, tính đến đầu giờ sáng nay, ngày 23/12/2020, tổng thu ngân sách nhà nước là 1.394.000 tỷ đồng, đạt 92,19% dự toán.
Các khoản thu đều giảm không mạnh
“Thu ngân sách năm 2020 gặp vô cùng khó khăn, có thể nói là khó khăn chưa từng thấy do hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước cũng như xuất - nhập khẩu bị tác động tiêu cực bởi Covid-19, lũ lụt ở miền Trung, xâm nhập mặn ở miền Tây; tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ đạt khoảng 3% thay vì 6,8% như mục tiêu đã đặt ra, nhưng đầu giờ sáng nay, tổng thu ngân sách đã đạt 1.394.000 tỷ đồng, tương đương 92,19% dự toán.
Trong đó, thu nội địa 1.181.000 tỷ đồng bằng 93,48%; thu từ dầu thô trên 34.000 tỷ đồng, đạt 96,6%; thu cân đối từ hoạt động xuất - nhập khẩu 177.000 bằng 85,4% dự toán”, ông Vinh thông tin và nhận định, đây là nỗ lực rất lớn của Chính phủ, các bộ ngành, địa phương và đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp.
Như vậy, so với tính toán của Bộ Tài chính, thu ngân sách nhà nước mặc dù không đạt dự toán nhưng kết quả đạt được có thể nói là khá ấn tượng.
Vào đầu tháng 10/2020, khi bão lũ chưa đổ bộ vào các tỉnh miền Trung, mới chỉ dựa trên sự tác động tiêu cực của Covid-19 và xâm nhập mặt ở miền Tây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống người dân, kết hợp với việc thực hiện các chính sách miễn, giảm thuế và các khoản thu ngân sách hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, Bộ Tài chính ước thu ngân sách từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước chỉ đạt 1.115.600 tỷ đồng, giảm 11,7% so dự toán; thu từ dầu thô 32.500 tỷ đồng, giảm 7,7%; thu cân đối từ hoạt động xuất - nhập khẩu 170.000 tỷ đồng, giảm 18,3% so với dự dự toán.
Tất cả các khoản đều hụt thu rất cao so với dự toán, báo cáo với Quốc hội tại Kỳ họp thứ 10, Bộ trưởng Bộ Tài chính, ông Đinh Tiến Dũng cho rằng, năm 2020 khả năng thu ngân sách nhà nước chỉ đạt 1.323.100 tỷ đồng, giảm 189.200 tỷ đồng, tương đương giảm 12,5% so dự toán, giảm 14,7% so thực hiện năm 2019. “Tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước năm nay chỉ đạt 20,7% GDP, riêng huy động từ thuế, phí đạt 17,2% GDP, thấp rất xa so với mục tiêu đặt ra”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết.
Còn khoảng một tuần nữa mới kết thúc thu ngân sách nhà nước năm 2020, nhưng đến thời điểm này ngân sách chỉ hụt thu chưa đến 8% so với dự toán thay vì hụt thu 12,5% như tính toán ban đầu, theo bà Nguyễn Thị Hoài, Cục trưởng Cục Kế toán (Kho bạc Nhà nước) thì đây là sự thành công rất lớn.
“Ngân sách không hụt thu cao như dự toán là nhờ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong quý 4 phục hồi mạnh mẽ. Hoạt động của tất cả các lĩnh vực (công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, dịch vụ, đầu tư công...) đều tăng trưởng, đặc biệt là hoạt động xuất - nhập khẩu. Đây là thành quả nhờ công tác vừa chống dịch Covid-19, vừa thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư hiệu quả, đặc biệt là đầu tư công. Có thể khẳng định, kết quả đạt được là thành quả của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân”, bà Hoài phát biểu.
Giải ngân đầu tư công cao hơn 90.000 tỷ đồng so với năm 2019
Thu ngân sách hụt thấp hơn dự kiến nên chi ngân sách năm 2020 cũng khá tích cực. Theo số liệu vừa được Kho bạc Nhà nước công bố tại cuộc họp báo, tính đến ngày 15/12/2020, hệ thống kho bạc đã kiểm soát chi thường xuyên 998.729 tỷ đồng, đạt gần 89% dự toán (không bao gồm chi trả nợ, viện trợ, chi bổ sung Quỹ Dự trữ tài chính và chi dự phòng).
Cũng tính đến thời điểm 15/12/2020, lũy kế giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 đạt gần 356.807 tỷ đồng, bằng 75,6% kế hoạch. Số vốn giải ngân nguồn đầu tư công năm 2019 chuyển sang đạt 64.941 tỷ đồng, bằng 68,4% kế hoạch.
“Giải ngân vốn đầu tư công chỉ mới đạt 75,6% kế hoạch (tính đến ngày 15/12/2020) nhưng đã tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2019, tăng hơn 90.000 tỷ đồng. Đây là kết quả giải ngân vốn đầu tư công đạt được cao nhất từ trước đến nay về số tuyệt đối”, ông Trần Mạnh Hà, Vụ trưởng Vụ Kiểm soát chi, Kho bạc nhà nước giải thích.
Theo ông Hà, có được kết quả giải ngân vốn đầu tư công khá ấn tượng, đặc biệt là kể từ đầu quý II trở lại đây là do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành, địa phương quyết tâm rất cao. Vì trước những khó khăn chưa từng có trong tiền lệ, năm nay, Chính phủ xác định, đẩy nhanh được vốn đầu tư công mới có cơ hội tiếp tục đà tăng trưởng kinh tế. Nếu tốc độ giải ngân vốn đầu tư công trong 6 tháng cuối năm cũng như 6 tháng đầu năm thì tốc độ tăng trưởng kinh tế năm nay khó có thể đạt khoảng 3%.
Là cơ quan được giao trách nhiệm giải ngân vốn đầu tư công, ông Nguyễn Quang Vinh cho biết, ngay từ đầu năm, hệ thống kho bạc đã chủ động phối hợp với các bộ ngành, địa phương, đơn vị sử dụng ngân sách triển khai đồng bộ nhiều giải pháp tích cực, góp phần thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư, đáp ứng nhu cầu chi tiêu của các đơn vị sử dụng ngân sách.
“Mặc dù quyết liệt trong việc đẩy nhanh giải ngân chi ngân sách nhà nước, nhưng hệ thống kho bạc vẫn phải bảo đảm quản lý chặt chẽ ngân sách nhà nước thông qua việc kiểm soát chặt chẽ các khoản chi thường xuyên như khánh tiết, hội nghị, hội thảo, đi công tác nước ngoài... (tiết kiệm được khoảng 700 tỷ đồn). Hàng ngày, hệ thống kho bạc cung cấp số liệu giải ngân cho Bộ Tài chính, lãnh đạo UBND cấp tỉnh nhằm phục vụ kịp thời công tác quản lý điều hành ngân sách nhà nước”, ông Vinh nói thêm.
-
Kinh tế 2025: Tăng tốc để bứt phá, tạo đà hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng 2 con số -
Quốc hội quyết định những nội dung cấp bách để vừa tinh gọn bộ máy, vừa thúc đẩy tăng trưởng -
Tạo đà, tạo lực, tạo thế, tạo niềm tin cho tăng trưởng 2 con số -
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050
-
Quảng Ngãi sáp nhập Sở Ngoại vụ vào Văn phòng UBND tỉnh -
Toàn cảnh kinh tế Việt Nam năm 2024 -
Tăng kim ngạch thương mại Việt Nam - Lào năm 2025 từ 10 - 15% -
Quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào -
Chuẩn bị tâm thế sẵn sàng để triển khai kế hoạch 2025 -
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vientiane, bắt đầu thăm Lào -
Việt Nam cần nhiều nỗ lực và cải cách hơn nữa
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả
- Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025