-
Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản -
Nhật Bản giữ nguyên lãi suất cơ bản, đồng yên rớt giá thấp nhất 4 tháng -
Fed hạ lãi suất, nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2024 -
Doanh số bán lẻ phản ánh sức mạnh bền bỉ của kinh tế Mỹ -
Ông Trump và cú hích đầu tư, việc làm cho nền kinh tế Mỹ -
4 chính sách của ông Trump có thể tác động mạnh nhất đến tăng trưởng kinh tế
Bên trong nhà máy ô tô của General Motors tại thành phố Lansing, bang Michigan, Mỹ. Ảnh: AFP |
Các nhà sản xuất Mỹ tỏ ra khá lạc quan
Tuy nhiên, tình hình việc làm tại các nhà máy Mỹ vẫn suy giảm trong bối cảnh "hoạt động sa thải quy mô lớn" vẫn tiếp diễn và giá nguyên liệu đầu vào tăng cao.
Kết quả khảo sát được Viện Quản lý Cung ứng Mỹ (ISM), một hiệp hội quản lý cung ứng lâu đời nhất và lớn nhất thế giới, công bố đầu tuần này cho thấy ngành công nghiệp chế tạo Mỹ, vốn bị ảnh hưởng bởi nền lãi suất cao, đang trên đà phục hồi, mặc dù vẫn còn rủi ro từ giá nguyên liệu thô tăng cao.
"Nhu cầu vẫn đang ở giai đoạn đầu phục hồi, với những dấu hiệu rõ ràng về tình trạng cải thiện", ông Timothy Fiore, chủ tịch Ủy ban khảo sát doanh nghiệp sản xuất chế tạo của Viện ISM, cho biết.
Trong khi sự phục hồi của ngành công nghiệp chế tạo là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mỹ, thì giá nguyên liệu thô tăng cao có thể khiến lạm phát hàng hóa tăng lên trong những tháng tới. Thực tế, tình trạng giảm phát hàng hóa là nguyên nhân chính kéo lạm phát Mỹ giảm trong năm 2023.
"Dù vẫn còn quá sớm để nói về điều này, nhưng nếu sự thu hẹp hoạt động sản xuất kết thúc, áp lực giá trong ngành công nghiệp chế tạo sẽ ngày càng tăng, điều này dường như đã diễn ra trong 3 tháng qua, thì nó sẽ có tác động đến lộ trình lãi suất năm 2024", ông Conrad DeQuadros, cố vấn kinh tế cấp cao tại ngân hàng đầu tư Brean Capital (Mỹ) nhận định.
Viện ISM cho biết chỉ số PMI lĩnh vực sản xuất chế tạo của Mỹ đã tăng lên 50,3 điểm trong tháng 3, mức cao nhất và lần đầu tiên đạt trên 50 kể từ tháng 9/2022.
Sự phục hồi của ngành công nghiệp chế tạo, lĩnh vực đóng góp 10,4% sản lượng kinh tế Mỹ, đã đặt dấu chấm cho 16 tháng liên tiếp suy giảm. Đây là khoảng thời gian suy giảm dài nhất sau quãng thời gian tương tự từ tháng 8/2000 đến tháng 1/2002.
Chỉ số PMI trên 50 điểm cho thấy ngành/lĩnh vực đạt tăng trưởng trong kỳ khảo sát. Trước đó, các nhà kinh tế được Reuters thăm dò đã dự báo chỉ số PMI lĩnh vực sản xuất chế tạo Mỹ sẽ tăng lên 48,4 điểm trong tháng 3/2024, sau khi đạt 47,8 điểm vào tháng 2. Họ cho rằng các cuộc khảo sát của Viện ISM và cácđơn vị khác đã phóng đại quá sự suy yếu của ngành công nghiệp chế tạo Mỹ, vốn bị kéo hãm bởi nền lãi suất vay vốn tăng cao.
Dữ liệu công bố tuần trước của chính phủ Mỹ cho thấy sản lượng của ngành công nghiệp chế tạo trong quý IV/2023 đã tăng 0,9% so với cùng kỳ năm trước, đưa sản lượng cả năm tăng 1,6%, gấp đối mức tăng 0,8% của năm 2022. Mặc dù chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ đã chuyển hướng sang lĩnh vực dịch vụ nhưng nhu cầu về hàng hóa vẫn được thúc đẩy.
Chín ngành công nghiệp của Mỹ, trong đó có công nghiệp dệt, giấy, kim loại cơ bản, hóa chất và thiết bị vận tải, đã ghi nhận tăng trưởng trong tháng 3. Trái lại, thiết bị điện, phụ tùng và linh kiện, máy móc, máy tính và sản phẩm điện tử lại là những ngành bị suy giảm.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất chế tạo Mỹ vẫn tỏ ra khá lạc quan. Trong đó, các nhà sản xuất sản phẩm hóa chất cho biết "hiệu suất tiếp tục thách thức những dự đoán về sự suy thoái trong hoạt động kinh tế", đồng thời khẳng định rằng "nhu cầu vẫn mạnh mẽ và nguồn đơn đặt hàng dồi dào".
Tương tự, các nhà sản xuất thiết bị vận tải cho biết họ "hy vọng số lượng đơn đặt hàng và sản lượng sẽ tăng trong quý II", còn các nhà sản xuất đồ gỗ cho biết "hoạt động kinh doanh đang cải thiện" và "nhiều nhà sản xuất dự đoán hoạt động kinh doanh sẽ tốt hơn trong quý II".
Các thị trường tài chính đang rất kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 6 tới, sau khi tăng lãi suất tổng cộng 525 điểm cơ bản kể từ tháng 3/2022, lên ngưỡng 5,25 - 5,50% như hiện nay.
Đơn hàng mới tăng trở lại
Kết quả khảo sát của Viện ISM chỉ ra rằng chỉ số phụ về số lượng đơn đặt hàng mới giao sau đã tăng lên 51,4 điểm trong tháng 3, từ mức 49,2 của tháng 2. Sản lượng tại các nhà máy cũng đã phục hồi trong tháng 3 với chỉ số phụ về sản xuất tăng lên 54,6 điểm, từ mức 48,4 của tháng 2.
Không có dấu hiệu nào cho thấy chuỗi cung ứng bị hạn chế do các cuộc tấn công của phiến quân Houthi ở Yemen nhằm vào hoạt động vận chuyển quốc tế ở Biển Đỏ.
Viện ISM lưu ý rằng "một số nhà cung cấp đang phải vật lộn để theo kịp" nhu cầu hàng hóa. Thước đo khảo sát của Viện ISM về hoạt động giao hàng của nhà cung cấp đã giảm xuống 49,9 điểm trong tháng 3, từ mức 50,1 trong tháng 2.
Mặt khác, lạm phát giá nguyên liệu giao đến cổng nhà máy ở Mỹ đã tăng lên. Chỉ số của Viện ISM về giá cả mà các nhà sản xuất phải trả đã tăng lên 55,8 điểm vào tháng 3, từ mức 52,5 trong tháng 2. Diễn biến này chỉ ra rằng giá nguyên liệu thô tại Mỹ đã tăng trong tháng 3. Có đến 24% nhà sản xuất cho biết mức giá nguyên liệu đầu vào tháng 3 đã tăng vượt mức 18% của tháng 2.
Số lượng việc làm tại các nhà máy Mỹ vẫn ghi nhận giảm tháng thứ sáu liên tiếp, mặc dù với tốc độ vừa phải. Các nhà sản xuất Mỹ cho biết việc tiếp tục cắt giảm lao động thông qua việc sa thải trong tháng 3 - nguyên nhân mà Viện ISM cho rằng gây ra 76% mức cắt giảm việc làm, cao hơn mức 50% trong tháng 2. Cùng với đó, các nhà sản xuất Mỹ cũng tạm dừng tuyển dụng để phình to nhân sự.
Thị trường việc làm trong ngành công nghiệp chế tạo Mỹ phần lớn vẫn đang gặp khó khăn. Theo một cuộc khảo sát các nhà kinh tế do Reuters vừa thực hiện, bảng lương phi nông nghiệp - bức tranh khái quát về tình hình thị trường lao động Mỹ - được dự báo sẽ tăng thêm 200.000 việc làm trong tháng 3, sau khi tăng 275.000 việc làm trong tháng 2.
Trong khi ngành công nghiệp chế tạo đã chuyển hướng thì chi tiêu xây dựng đang lùi một bước. Một báo cáo do Bộ Thương mại Mỹ vừa công bố đầu tuần cho thấy chi tiêu xây dựng tại nước này bất ngờ giảm 0,3% trong tháng 2, sau khi giảm 0,2% trong tháng 1. Tuy nhiên, các nhà kinh tế vẫn kỳ vọng chi tiêu xây dựng tại Mỹ sẽ tăng trở lại mức 0,7%.
Mặc dù chi tiêu xây dựng sụt giảm, nhưng nó không làm giảm kỳ vọng về sức tăng trưởng mạnh mẽ của kinh tế Mỹ trong quý I/2024, nhờ sự phục hồi của ngành công nghiệp chế tạo.
Chi nhánh Fed tại Atlanta đã nâng dự báo tăng trưởng GDP quý I/2024 của Mỹ lên 2,8%, thay vì dự báo tăng trưởng 2,3%. Nền kinh tế lớn nhất thế giới đã tăng trưởng 3,4% trong quý IV/2023.
"Nền kinh tế Mỹ đang phát triển vững chắc trong mùa xuân này", ông Bill Adams, nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Comerica nhận xét.
-
Honda và Nissan cân nhắc sáp nhập: Hướng đi tất yếu? -
Fed hạ lãi suất, nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2024 -
Fed giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp -
Doanh số bán lẻ phản ánh sức mạnh bền bỉ của kinh tế Mỹ -
Nhật Bản bổ sung 90 tỷ USD cho gói kích thích kinh tế mới -
Ông Trump và cú hích đầu tư, việc làm cho nền kinh tế Mỹ -
Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ đóng cửa vì thiếu kinh phí
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up