
-
Thực học, thực làm - giải pháp nâng chất lượng nhân lực ngành du lịch
-
Tinh hoa âm nhạc truyền thống Việt Nam tỏa sáng tại EXPO 2025
-
Festival Phở 2025: Hành trình từ gánh hàng rong trở thành di sản
-
Người dân và du khách nô nức trải nghiệm Festival Phở 2025 -
Công viên nước Hà Nam ưu đãi “khủng” cho người dân địa phương dịp 30/4, 1/5
![]() |
PGS-TS. Phạm Hồng Long, Trưởng khoa Du lịch học (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn). |
Trong xu hướng cạnh tranh toàn cầu, du lịch Việt Nam đang ở đâu, thưa ông?
Thế giới hiện nay là một không gian cạnh tranh khốc liệt giữa các điểm đến. Không phải điểm đến mạnh nhất hay lớn nhất sẽ chiến thắng, mà là nơi biết thích ứng linh hoạt, đổi mới nhanh chóng và kết nối hiệu quả.
Việt Nam đang dần thể hiện mình là một điểm đến có năng lực phục hồi mạnh mẽ. Năm 2024, chúng ta đã đón gần 17,6 triệu lượt khách quốc tế, đạt khoảng 98% so với năm 2019, thời kỳ trước đại dịch Covid-19. Quý I/2025, khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6 triệu lượt, tăng 29,6% so với cùng kỳ năm trước. Đây là chỉ dấu cho thấy Việt Nam đã quay trở lại đường đua một cách mạnh mẽ và đầy hứa hẹn.
Một điểm đáng lưu ý khác là chi tiêu du lịch outbound (du lịch ra nước ngoài) của người Việt đang tăng rất nhanh, tới 93% so với năm 2019. Với hơn 5 tỷ USD chi tiêu, Việt Nam hiện nằm trong nhóm quốc gia có tốc độ tăng chi tiêu outbound hàng đầu thế giới. Điều này cho thấy tiềm lực tiêu dùng lớn của người Việt, nhưng cũng đặt ra bài toán làm sao giữ chân và khai thác hiệu quả thị trường du lịch nội địa.
Theo ông, những xu hướng trọng tâm nào dẫn dắt sự thay đổi trong năm 2025 và tương lai gần?
Trước hết, du lịch bền vững không còn là lựa chọn, mà đã trở thành tiêu chuẩn. Theo khảo sát, khoảng 70% du khách sẵn sàng chi trả cao hơn cho các sản phẩm thân thiện với môi trường. Du lịch “xanh” ngày càng trở thành điều kiện tiên quyết để điểm đến tồn tại và phát triển lâu dài.
Tiếp theo là sự lên ngôi của công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI). AI đang thay đổi cách người ta lên kế hoạch, đặt dịch vụ và trải nghiệm du lịch. Xu hướng cá nhân hóa và du lịch tự túc ngày càng phổ biến, nhất là trong giới trẻ Gen Z - lực lượng tiếp cận công nghệ nhanh, yêu thích trải nghiệm độc lập và khác biệt.
Một xu hướng khác là du lịch chăm sóc sức khỏe, chữa lành và tìm kiếm giá trị tinh thần. Những hình thức như “tắm rừng”, thiền định, nghỉ dưỡng gắn với thiên nhiên đang được khai thác bài bản tại nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam.
Ngoài ra, các mô hình mới như du lịch kết hợp công việc (bleisure), workation, du lịch đa thế hệ trong gia đình, hay du lịch gắn với sự kiện văn hóa, nghệ thuật, thể thao, điện ảnh cũng đang mở ra dư địa tăng trưởng lớn cho các điểm đến biết nắm bắt xu thế.
Trên hành trình bứt phá, điều gì đang cản bước du lịch Việt Nam. Đâu là chìa khóa để du lịch Việt kiến tạo tương lai bền vững, thưa ông?
Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để bước vào một chu kỳ phát triển mới đầy tiềm năng, với kỳ vọng đón 22-23 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2025. Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu tích cực, ngành du lịch Việt Nam vẫn đang đối mặt với hàng loạt thách thức như thiếu kết nối tổng thể trong chuỗi cung ứng dịch vụ; chất lượng dịch vụ còn thiếu đồng đều, thiếu chuẩn hóa. Sự chênh lệch lớn giữa các điểm đến, mùa cao điểm và thấp điểm khiến trải nghiệm du khách bị ảnh hưởng.
Muốn bứt phá, ngành du lịch cần sự vào cuộc đồng bộ của 3 trụ cột: Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng.
Ở cấp độ Nhà nước, cần có một chiến lược phát triển du lịch quốc gia theo hướng bền vững và toàn diện. Trong đó, tôi đặc biệt nhấn mạnh việc sớm khởi xướng Chiến lược “Việt Nam xanh”, phát triển du lịch sạch, an toàn, trách nhiệm và hài hòa với thiên nhiên. Đồng thời, tiếp tục cải cách chính sách thị thực, đầu tư hạ tầng đồng bộ, nâng cấp trung tâm du lịch trọng điểm và xúc tiến quảng bá quốc tế một cách chuyên nghiệp, bài bản.
Ở cấp độ doanh nghiệp, cần đổi mới tư duy, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đẩy mạnh chuyển đổi số và xây dựng liên kết chuỗi giá trị du lịch hiệu quả. Mỗi doanh nghiệp cần tự định vị rõ ràng, khai thác chiều sâu văn hóa, thiên nhiên của điểm đến để tạo ra sản phẩm khác biệt, hấp dẫn.
Về phía cộng đồng, cần tham gia tích cực vào quá trình tư vấn chính sách, dự báo xu hướng, phát triển sản phẩm và giám sát thực thi chiến lược. Đặc biệt, việc gắn du lịch với bảo tồn văn hóa, phát triển sinh kế và nâng cao năng lực địa phương cần được chú trọng hơn nữa.

-
Ngành “công nghiệp không khói” Việt Nam chuyển động và bứt phá -
Hệ thống giao thông công cộng mới tại Cát Bà - bước tiến cho du lịch xanh -
Công viên nước Hà Nam ưu đãi “khủng” cho người dân địa phương dịp 30/4, 1/5 -
Ra mắt gói nghỉ dưỡng “Golf & Stay” ưu đãi hấp dẫn cho các gôn thủ -
Tour du lịch “về nguồn” hút khách dịp lễ 30/4 - 1/5 -
Ninh Thuận tổ chức Tuần Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Ẩm thực vào cuối tháng 4 -
Du lịch Đồng Tháp đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu