-
Vàng miếng SJC vượt 89 triệu đồng/lượng, hấp thụ sức nóng quốc tế trước ngày vía Thần Tài -
USD tăng mạnh, bitcoin lao dốc khi nhà đầu tư lo ngại "bóng ma" thương chiến -
USD tăng mạnh sau khi Nhà Trắng xác nhận áp thuế lên Mexico, Canada và Trung Quốc -
Ngân hàng Shinhan thúc đẩy các dịch vụ thanh toán, quản lý dòng tiền hiệu quả -
Giá kim loại quý tăng vọt, vàng thế giới lần đầu chạm mốc 2.800 USD/ounce -
Fed phát tín hiệu "diều hâu", vàng loay hoay trước ngưỡng 2.760 USD/ounce
TS. Cấn Văn Lực, Giám đốc Trường Đào tạo cán bộ BIDV |
Doanh nghiệp thờ ơ với AEC
Cơ hội mở cửa thị trường cũng như áp lực cạnh tranh của DN đang ngày càng tăng nhanh trước bối cảnh hàng loạt Hiệp định thương mại tự do (FTA) vừa được ký kết và cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC) chính thức hình thành cuối năm nay. Vấn đề này đã được đặt ra tại Hội thảo quốc tế “Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) - Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam”, do Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tổ chức sáng nay (10/6) tại Hà Nội.
Năm 2015 là năm hội nhập sâu rộng của Việt Nam với hàng loạt các FTA đã, đang được kết thúc đàm phán và ký kết. Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã ký hai FTA với Hàn Quốc (ngày 5/5) và Liên minh kinh tế Á-Âu (ngày 29/5) và dự kiến trong tháng 6 này sẽ ký FTA với Liên minh EU. Tại khu vực Đông Nam Á, theo lộ trình, Việt Nam sẽ cùng với các quốc gia ASEAN hình thành Cộng đồng kinh tế (AEC) ngày 31/12/2015.
Ông Phan Đức Tú – Tổng Giám đốc BIDV cho rằng: Hội nhập KTQT là một xu thế tất yếu và tác động của hội nhập được đánh giá là rất sâu, rộng. Đối với nền kinh tế, hội nhập tạo cơ hội mở rộng thị trường, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, tạo động lực thúc đẩy thu hút nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam cũng như đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài.
Tuy nhiên, hội nhập KTQT cũng đặt ra những thách thức không nhỏ. Thứ nhất, nền kinh tế, cộng đồng DN Việt Nam phải chịu sức ép cạnh tranh lớn hơn trong khi quy mô nền kinh tế, doanh nghiệp còn nhỏ bé và năng lực cạnh tranh còn thấp. Thứ hai, các dòng vốn đầu tư, hàng hóa thâm nhập mạnh vào Việt Nam ở quy mô lớn, nếu không có sự điều tiết hợp lý, sẽ có thể làm tăng mất cân đối vĩ mô. Thứ ba, tham gia các hiệp định chung (nhất là AEC) sẽ ảnh hưởng đến quyền tự quyết của mỗi nước trong việc ban hành một số chính sách phát triển kinh tế. Thứ tư, những thách thức về nguồn nhân lực (rủi ro chảy máu chất xám), tranh chấp thương mại-đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ….cũng là những rủi ro cần tính đến.
Tuy áp lực hội nhập đã cận kề, song dường như DN vẫn chưa mấy nhận ra áp lực cạnh tranh cũng như việc tận dụng cơ hội. Một nghiên cứu của Đại học Quốc gia cho thấy, có tới 60% DN cho rằng, AEC hình thành không có nhiều tác động với Việt Nam.
Thực tế, các nước trong khu vực Asean đã có Hiệp định thương mại hàng hóa (Atiga) song số DN nước ta tận dụng cơ hội xuất khẩu vào ASEAN vẫn rất thấp. Theo TS. Cấn Văn Lực, Giám đốc Trường Đào tạo BIDV, hàm Phó Tổng Giám đốc BIDV, tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu nội khối của các nước ASEAN trung bình là 24%, nhưng Việt Nam mới chỉ chiếm 15%. Năm 2014, xuất khẩu của Việt Nam tăng tới 14% nhưng xuất khẩu sang ASEAN chỉ tăng 3%. Riêng về thu hút đầu tư là Việt Nam đang thực hiện khá tốt với tỷ trọng thu hút đầu tư nội khối là 28% (nhất là thu hút vốn từ Thái Lan, Singapore và Malaysia), cao hơn bình quân chung của khối.
Bán lẻ lo khó giữ thị phần
Ông Phạm Đình Đoàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái cho rằng, DN trong nước chưa quan tâm nhiều đến AEC bởi luân chuyển thương mại nội khối của DN Việt Nam chỉ mới chiếm 20-25% tổng kim ngạch. Có nghĩa, DN Việt Nam vẫn phụ thuộc chính vào thị trường ngoài ASEAN, nhất là các nước như Mỹ, EU, Nhật… Tuy nhiên, cũng theo ông Đoàn, nếu hội nhập, các quy định hạn chế mở điểm bán lẻ thứ hai đối với các DN nước ngoài (ENT) sẽ rất lớn.
Hiện nay, dù AEC chưa chính thức hình thành nhưng hàng hóa các nước trong khu vực đã tràn vào Việt Nam. Thậm chí, DN nhiều nước đã sang Việt Nam thâu tóm siêu thị hoặc lập hàng loạt công ty phân phối để dọn đường cho hàng hóa các nước tràn vào Việt Nam.
Vì vậy, đại diện Tập đoàn Phú Thái cũng cho rằng, để tận dụng cơ hội cũng như đối phó với các cơ hội từ hội nhập, Việt Nam cần phải thay đổi, kể cả phía DN lẫn Chính phủ. Hiện nay, quy mô của các DN bán lẻ trong nước rất nhỏ. Đơn cử, Saigon Coop dẫu là DN bán lẻ hàng đầu Việt Nam nhưng vốn chỉ hơn 1.000 tỷ đồng (khoảng 50 triệu USD) trong khi lợi nhuận một quý của ông lớn Walmark đã lên tới 5 tỷ USD. “Không khéo, hội nhập sẽ gặp nhiều thách thức lớn”, ông Đoàn cảnh báo.
Đáng lo nhất, theo ông Đoàn, việc các nhà bán lẻ trong nước mất vị thế sẽ khiến các DN sản xuất không còn chỗ đứng trong hệ thống bán lẻ. Vì vậy, ông Đoàn cảnh báo, DN Việt Nam phải chuyên nghiệp và quốc tế hóa, nâng cao sức mạnh cảu các hiệp hội ngành nghề. Về phía Chính phủ, lãnh đạo Phú Thái đề nghị, cần cải tiến thủ tục hành chính hơn nữa để hỗ trợ DN.
Ngân hàng sẽ mở cửa đến 70%?
Hội nhập không chỉ mang lại thách thức cho các DN sản xuất mà với cả ngành ngân hàng. TS. Cấn Văn Lực nhấn mạnh, tại Việt Nam, theo lộ trình đã cam kết, đến năm 2015, Việt Nam phải mở cửa hơn trong ngành ngân hàng, bảo hiểm và thị trường vốn, nhằm thực hiện cam kết, theo đó, các nước sẽ phải mở cửa tất cả các ngành dịch vụ với mức sở hữu nước ngoài có thể lên đến 70%. Hiện nay, đối với lĩnh vực ngân hàng giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tối đa là 30% (nếu nhiều hơn, cần có chấp thuận của Chính phủ), đối với lĩnh vực bảo hiểm và chứng khoán là 49%.
Tất nhiên, đây chỉ là mở cửa xét về mặt lý thuyết. Trên thực tế, việc gia nhập AEC vẫn cho phép sự thỏa thuận và Việt Nam có thể chưa phải mở cửa với lĩnh vực ngân hàng ngay lập tức ở mức 70%. Tuy nhiên, việc mở cửa lên tới 40-50%, theo TS. Cấn Văn Lực là khó tránh.
Để cạnh tranh khi hội nhập, TS. Cấn Văn Lực đề nghị, các ngân hàng cần đa dạng sản phẩm cung cấp cho DN, bao gồm: thanh toán quốc tế; Tài trợ thương mại; Phòng ngừa rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất, rủi ro giá chứng khoán; Bán chéo sản phẩm ngân hàng-bảo hiểm-chứng khoán; Tư vấn thông tin, cung cấp báo cáo phân tích thị trường, xu thế; Xúc tiến đầu tư, thương mại trong nước và qua các hiệp hội; thiết kế và tổ chức các chương trình đào tạo, nhất là đối với DN vừa và nhỏ.
Ông cũng đưa ra đề nghị với ngành Ngân hàng cần cam kết nỗ lực: Giảm thiểu thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ; Tiếp tục đổi mới công nghệ, tạo ra nhiều sản phẩm-dịch vụ thiết thực phục vụ cho các hoạt động xuất-nhập khẩu, đầu tư, tư vấn; Nghiên cứu sâu tác động của các FTA nhằm tư vấn cho Doanh nghiệp về hoạt động, chiến lược kinh doanh, xúc tiến đầu tư-thương mại…
Một khía cạnh của hội nhập là hiện nay, nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) của các nước ASEAN, kể cả các NHTM Việt Nam đã có hiện diện thương mại ở các nước trong khối ASEAN, với nỗ lực mở rộng cơ hội đầu tư ra ngoài lãnh thổ, phục vụ cộng đồng doanh nghiệp và thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư, du lịch giữa các nước thành viên. Xu hướng này sẽ tiếp tục tăng lên khi AEC chính thức đi vào hoạt động.
-
USD tăng mạnh, bitcoin lao dốc khi nhà đầu tư lo ngại "bóng ma" thương chiến -
USD tăng mạnh sau khi Nhà Trắng xác nhận áp thuế lên Mexico, Canada và Trung Quốc -
Ngân hàng Shinhan thúc đẩy các dịch vụ thanh toán, quản lý dòng tiền hiệu quả -
Giá kim loại quý tăng vọt, vàng thế giới lần đầu chạm mốc 2.800 USD/ounce
-
Fed phát tín hiệu "diều hâu", vàng loay hoay trước ngưỡng 2.760 USD/ounce -
Ngành trang sức Việt Nam có đủ năng lực cạnh tranh trong khu vực -
Vàng thế giới "chùn chân" trước thềm cuộc họp của Fed -
Thu ngoài lãi tăng mạnh ở nhiều ngân hàng -
Giáp Tết, ngân hàng tăng lãi suất để hút tiền -
Lợi nhuận Eximbank tăng 54 % so với năm trước -
Ngân hàng Nhà nước bơm ròng cao kỷ lục trong tuần cuối năm
- Đón đầu xu thế năng lượng xanh, Stavian lập liên doanh đầu tư sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Những điểm cần lưu ý năm 2025
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết