-
Lãnh đạo ngân hàng nhận lương khủng; Lãi vay gói 120.000 tỷ đồng sắp giảm thêm -
Ngân hàng Nhà nước: Có khả năng đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% -
Cử tri nhiều tỉnh, thành đồng loạt kiến nghị về quản lý thị trường vàng -
Standard Chartered Việt Nam bổ nhiệm Tổng giám đốc người Việt đầu tiên -
Ngư dân bể nợ vì tàu 67, Ngân hàng Nhà nước nói gì? -
Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng: Chính phủ đã đồng ý nâng mức giảm lãi suất cho vay với người mua nhà
Đời sống nâng cao, tăng trưởng trong tiêu dùng thực phẩm đang tạo động lực lớn cho các thương hiệu nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam |
Bên cạnh nền tảng là tăng trưởng kinh tế đang ngày càng ổn định thì quy mô dân số trẻ với hơn 90 triệu người của Việt Nam cũng làm tăng tính hấp dẫn của việc tham gia ngành thực phẩm và đồ uống trên thị trường.
Theo số liệu dự báo của Hãng nghiên cứu thị trường BMI Research, ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống của Việt Nam sẽ duy trì mức tăng trưởng kép hàng năm cho giai đoạn 2017-2019 là 10,9%. Trong đó, mức tăng trưởng của ngành sữa dự kiến khoảng 10%, đồ uống có cồn là 11,1% và nhu cầu tiêu dùng sẽ tập trung vào nhóm hàng thực phẩm và đồ dùng thiết yếu.
Bên cạnh các doanh nghiệp lớn, như Vinamilk, TH true MILK, IDP, Masan, Nutifood, Habeco, Sabeco, Tribeco, URC, Kinh Đô, Bibica, Hữu Nghị, Tân Hiệp Phát cùng với các công ty nước ngoài như Coca-Cola, PepsiCo, Unilever, Nestlé, San Miguel thì cũng xuất hiện thêm nhiều tập đoàn tham gia vào ngành này như Hòa Phát, Hoàng Anh Gia Lai hay Vingroup.
Mặc dù vậy, doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún, quy mô vốn còn khiêm tốn so với các doanh nghiệp nước ngoài. Các doanh nghiệp lớn như Vinamilk, Masan, Sabeco hay Vinacafe vẫn còn khá ít.
Quy mô nhỏ là một điểm yếu trong giai đoạn hội nhập hiện nay. Nó là nguyên nhân làm gia tăng chi phí sản xuất do chưa tạo lập được năng suất tăng theo quy mô.
Ngoài ra, trình độ quản trị, công nghệ của các doanh nghiệp thực phẩm, đồ uống trong nước vẫn thua kém so với các thương hiệu mạnh của nước ngoài.
Trong khi đó, tâm lý “chuộng đồ ngoại” của một bộ phận người tiêu dùng Việt Nam đã làm gia tăng sự hiện diện của ngày càng nhiều các thương hiệu quốc tế.
Các doanh nghiệp nước ngoài sẽ tận dụng mọi yếu tố đó để chiếm lĩnh thị trường trong nước nếu các doanh nghiệp nội địa không đẩy mạnh hoạt động quảng bá thương hiệu.
Nắm bắt được xu hướng này, Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Thực phẩm – Đồ uống & Thiết bị Công nghệ chế biến, bao bì thực phẩm và đồ uống (Vietfood & Beverage - ProPack) đã ra đời nhằm xúc tiến thương mại giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước (B2B) cho đến các hoạt động quảng cáo bán lẻ (B2C).
Sau thành công bất ngờ tại TP.HCM hồi tháng 8, triển lãm tiếp tục diễn ra tại Hà Nội đến hết ngày 11/11/2017.
Hơn 200 doanh nghiệp đến từ 10 quốc gia và vùng lãnh thổ (Hàn Quốc, Singapore, Đan Mạch, Bugaria, Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam tham gia triển lãm này, gia tăng 15% so với năm 2016.
Vietfood & Beverage - ProPack đang diễn ra tại Hà Nội đến hết ngày 11/11/2017 |
Các mặt hàng trưng bày rất phong phú và đa dạng như: Rau quả (tươi, sấy khô, đóng hộp, chế biến sẵn); Thủy sản (chế biến sẵn, đông lạnh); Nông sản (Cà phê, Chè, Hạt điều, hạt tiêu,…); Nguyên liệu chế biến thực phẩm – đồ uống – làm bánh kẹo; Đồ uống có cồn, nước hoa quả, Trà, cà phê; Thiết bị đóng gói, bảo quản thực phẩm, đông lạnh; Các nhãn hàng nhượng quyền thương hiệu…
Ngoài các sản phẩm đến từ các thị trường truyền thống như Malaysia, Hàn Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Đài Loan thì triển lãm đón nhận các sản phẩm mới lạ từ các thị trường khác từ châu Âu (Đan Mạch, Bulgari, Hy Lạp). Điều này cho thấy sức hấp dẫn từ Việt Nam mà các quốc gia phương Tây đang mong muốn tìm một chỗ đứng.
Đặc biệt, lần đầu tiên Hy Lạp tham gia và trưng bày sản phẩm rất đặc trưng của vùng đất này là quả đào với thành phẩm nước uống đóng hộp. Hy Lạp với sản lượng trồng đào lớn thứ 3 châu Âu và lớn thứ 5 thế giới.
Các doanh nghiệp tham gia triển lãm lần này kỳ vọng sẽ cải thiện được tình hình kinh doanh trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay.
-
Cử tri nhiều tỉnh, thành đồng loạt kiến nghị về quản lý thị trường vàng -
Standard Chartered Việt Nam bổ nhiệm Tổng giám đốc người Việt đầu tiên -
Ngư dân bể nợ vì tàu 67, Ngân hàng Nhà nước nói gì? -
Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng: Chính phủ đã đồng ý nâng mức giảm lãi suất cho vay với người mua nhà -
Ngân hàng NCB ưu đãi lớn mừng sinh nhật 29 năm -
Chỉ trong 7 ngày, hơn 1 tỷ USD tháo chạy khỏi các quỹ ETF bitcoin -
ADB lần thứ hai vinh danh HDBank là "Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam"
-
1 Xây dựng nhà ga hành khách mới công suất 4 triệu khách/năm tại Cảng hàng không Pleiku -
2 Sửa Luật Điện lực: Nhà đầu tư vẫn băn khoăn về điện mặt trời mái nhà -
3 Cú hích mới cho các dự án PPP hạ tầng giao thông -
4 Trả lương, trợ cấp qua tài khoản ngân hàng: Người dân than khó -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/9
- Nisshin Seifun Welna ra mắt sản phẩm tiêu dùng đa dạng tới người tiêu dùng Việt
- Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son”
- TTC AgriS góp mặt trong Top 500 Fortune Đông Nam Á, tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế
- Tiềm năng từ “đòn bẩy kép” đầu tư của Lagoona Bình Châu Resort Village
- CME Solar Investment và Vista Global - Samsung C&T hợp tác phát triển năng lượng mặt trời áp mái tại Việt Nam
- Phùng Quốc Đức - CEO XHOME Sài Gòn: Khi con người là nền tảng để tăng trưởng