-
Đắk Nông tuyên dương 10 doanh nghiệp tiêu biểu -
Nhà đầu tư Nga đề xuất nghiên cứu đầu tư điện gió tại Hà Tĩnh -
Doanh nghiệp Việt giải bài toán thiếu hụt nguồn cung Vonfram toàn cầu -
Xoay xở dòng tiền từ phát hành cổ phiếu tới bán tài sản -
Vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp là vốn của doanh nghiệp, sao luật lại bắt đi xin -
Doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động nước ngoài khi nào?
Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội chỉ ra hai khía cạnh đang tác động đến doanh nghiệp từ tình hình kinh tế thế giới khó khăn hiện nay |
Trong khuôn khổ phiên thảo luận về các biến số vĩ mô tại Diễn đàn Cấp cao Cố vấn tài chính Việt Nam 2023 (Vietnam Wealth Advisor Summit 2023), ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội đặc biệt nhấn mạnh đến 2 xu hướng đang diễn ra, một là cạnh tranh gia tăng và hai là tiêu dùng xanh.
"Sự cạnh tranh không chỉ giữa các doanh nghiệp mà còn giữa các quốc gia trên thị trường xuất khẩu đang gia tăng, khi tình hình thế giới khó khăn. Chình vì vậy, ngay cả khi tình hình kinh tế thế giới thay đổi tích cực hơn, không có nghĩa các doanh nghiệp Việt Nam đương nhiên sẽ hưởng lợi theo xu hướng", ông Hiếu chia sẻ quan điểm.
Trong khi đó, tiêu dùng xanh là xu hướng không thể đảo ngược.
"Doanh nghiệp không có chiến lược thay đổi chuyển đổi xanh theo xu hướng này sẽ trở nên kém cạnh tranh hơn và mất dần thị trường”, ông Hiếu nhận định.
Do đó, trong bối cảnh này, ông Phan Đức Hiếu cho rằng, việc cải cách trong nước mà cụ thể là cải cách thể chế sẽ càng quan trọng cả về ngắn và dài hạn.
Hiện vẫn có những doanh nghiệp phải lo lắng thêm về rào cản pháp lý, nhất là trong bối cảnh khó khăn hiện nay. Điều này cho thấy nhu cầu cải cách và tác động của việc cải cách vẫn còn rất lớn.
Đã có những giải pháp từ phía Chính phủ như việc ban hành Công điện 644 của Thủ tướng và Nghị quyết 105 của Chính phủ về giải pháp tháo gỡ khó khăn. Cả hai văn bản này đều đề cập đến việc cải cách thủ tục hành chính và cắt giảm chi phí bôi trơn và không được phép ban hành các quy định mới nếu làm gia tăng chi phí cho doanh nghiệp.
“Chính phủ đã nhìn ra vấn đề và có giải pháp mạnh mẽ. Điều quan trọng hiện nay là khả năng thực thi đến đâu”, ông Hiếu nhấn mạnh.
Ông Hiếu cũng đặc biệt kỳ vọng vào quyết định cách đây vài ngày cùa Thủ tướng Chính phủ về việc lập tổ công tác cải cách thủ tục hành chính. Nhiệm vụ đề ra với tổ công tác này vượt qua ngôn từ về tên gọi, vì tổ công tác không chỉ là giám sát mà còn chủ động đề xuất biện pháp tháo gỡ khó khăn, đôn đốc và duy trì kỷ luật kỷ cương.
Theo Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, vào bối cảnh hiện tại, đây chính là giải pháp sẽ hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp và nền kinh tế.
-
Vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp là vốn của doanh nghiệp, sao luật lại bắt đi xin -
Doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động nước ngoài khi nào? -
AEON Huế đóng góp tích cực, kiến tạo tương lai -
Siết quản lý xuất khẩu gỗ dán sang Hoa Kỳ -
Hải Phòng: Khánh thành nhà máy sản xuất tay co cửa trị giá 30 triệu USD -
Doanh nghiệp tư nhân trong nước vẫn rất khó -
Diễn đàn “Kết nối doanh nghiệp năm 2024” lần đầu tiên được tổ chức tại Đà Nẵng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/10 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Nếu được, đề xuất áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt cho tất cả dự án tại khu công nghiệp -
3 Minh định phương án nâng đời tuyến cao tốc về miền Tây -
4 Ngoài đánh thuế, còn cách nào để giảm giá nhà đang tăng "thẳng đứng"? -
5 Kinh tế tăng tốc, chờ tin vui cuối năm
- Family Medical Practice sẽ chính thức triển khai kỹ thuật chụp nhũ ảnh 3D kết hợp trí thông minh nhân tạo
- Bee Logistics được vinh danh ở hạng mục PIS tại ASEAN Business Awards 2024
- Doanh nghiệp ngành logistics "nhanh chân" chuyển đổi số
- Bà Hàn Thị Khánh Vinh, Tổng giám đốc Vinapharm nhận Giải thưởng Doanh nhân Xuất sắc châu Á 2024
- FWD giành cú đúp giải thưởng về thương hiệu và doanh nghiệp
- M.O.I giành 2 giải thưởng APEA 2024, khẳng định vị thế dẫn đầu ngành làm đẹp Việt Nam