
-
Vụ sản phẩm Baby Shark và Medi Kid Calcium K2 giả: Bắt giám đốc và kế toán Công ty Herbytech
-
Vụ sữa giả Hacofood: Bắt một giám đốc có hành vi “chạy án” khi bị phát hiện
-
Novaland thắng kiện Taekwang Vina liên quan dự án gần 10.000 tỷ đồng tại Thủ Đức
-
Lâm nợ, Công ty Cấp thoát nước Quảng Nam đề nghị cấp bù ngân sách
-
Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả vụ cháy tại quận Hoàng Mai -
Vụ sản xuất bột ngọt, dầu ăn giả: Tạm giữ khẩn cấp giám đốc Công ty Famimoto
Sáng mai, 22/7, Tòa án Nhân dân TP.Hà Nội bắt đầu mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án “Thao túng thị trường chứng khoán”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn FLC (Tập đoàn FLC) và các đơn vị liên quan.
Thẩm phán Vũ Quang Huy, Phó Chánh tòa Hình sự được phân công làm Chủ tọa phiên tòa. Đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân TP.Hà Nội tham gia phiên tòa gồm 6 kiểm sát viên.
Có hơn 100 luật sư đăng ký tham gia bào chữa cho các bị cáo; trong đó, bị cáo Trịnh Văn Quyết có 3 luật sư tham gia bào chữa.
Trong vụ án này, Trịnh Văn Quyết cùng Trịnh Thị Minh Huế, Trịnh Thị Thúy Nga và bị cáo Hương Trần Kiều Dung, cựu Phó chủ tịch Tập đoàn FLC bị đưa ra xét xử với cáo buộc cả 2 tội “Thao túng thị trường chứng khoán”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
![]() |
Cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết. |
Cùng với đó, 4 cựu lãnh đạo Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) được xác định là đồng phạm, phạm tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” gồm: Trần Đắc Sinh, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị; Lê Hải Trà, cựu Tổng giám đốc, thành viên độc lập Hội đồng niêm yết; Trầm Tuấn Vũ, cựu Phó tổng giám đốc, Phó chủ tịch Hội đồng niêm yết; Lê Thị Tuyết Hằng, Giám đốc Phòng quản lý và thẩm định niêm yết, thành viên Hội đồng niêm yết.
Có 3 bị cáo tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước bị đưa ra xét xử về tội “Công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán” gồm: Lê Công Điền, Vụ trưởng Vụ Giám sát công ty đại chúng; Dương Văn Thanh, Tổng giám đốc Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam, và Phạm Trung Minh, Trưởng phòng Đăng ký chứng khoán.
Quá trình thực hiện các thủ tục tố tụng, Tòa án đã triệu tập hơn 30.000 bị hại là các nhà đầu tư mua cổ phiếu ROS của Công ty cổ phần Xây dựng Faros trong lần bán ra đầu tiên và hơn 63.000 nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu này cũng được triệu tập trong vai trò người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
Liên quan tới hành vi “Thao túng thị trường chứng khoán”, Viện Kiểm sát xác định, với mục đích thu lợi bất chính trên thị trường chứng khoán thông qua các cổ phiếu đã niêm yết của một số công ty trong hệ sinh thái Tập đoàn FLC, Trịnh Văn Quyết đã chỉ đạo em gái mượn giấy tờ cá nhân của 45 cá nhân là người thân, nhân viên thuộc Tập đoàn FLC để mở 500 tài khoản chứng khoán cá nhân, pháp nhân tại 41 công ty chứng khoán.
Để thao túng các mã chứng khoán trên, các bị cáo đã liên tục mua bán cùng loại chứng khoán, mua bán khối lượng lớn, chi phối thị trường vào thời điểm mở/đóng cửa, đặt lệnh mua/bán, sau đó hủy lệnh… nhằm tạo ra cung cầu giả, thao túng thị trường đối với 5 mã cổ phiếu nói trên, thu lợi bất chính hơn 723 tỷ đồng.
![]() |
Bị cáo Trần Đắc Sinh (ảnh trái) và Lê Hải Trà được xác định đã tiếp tay cho chuỗi hành vi niêm yết, giao dịch cổ phiếu "khống" trên sàn HoSE. |
Còn về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, cáo trạng xác định, với mục đích chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư để sử dụng vào mục đích cá nhân, Trịnh Văn Quyết đã sử dụng Công ty cổ phần Xây dựng Faros làm công cụ thực hiện hành vi phạm tội.
Theo đó, Quyết chỉ đạo Doãn Văn Phương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Faros và Trịnh Thị Minh Huế thực hiện hành vi gian dối, tăng khống vốn chủ sở hữu từ 1,5 tỷ đồng lên 4.500 tỷ đồng, sau đó hoàn thiện thủ tục để niêm yết cổ phiếu tương ứng với giá trị vốn góp khống của Công ty Faros trên sàn chứng khoán (mã cổ phiếu ROS).
Những hành vi vi phạm này được nhóm cựu lãnh đạo HoSE và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tích cực giúp sức, tiếp tay cho Trịnh Văn Quyết thực hiện các hoạt động thao túng chứng khoán, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của hàng trăm ngàn nhà đầu tư.
Từ đó, cựu Chủ tịch FLC và đồng phạm đã niêm yết 430 triệu cổ phiếu ROS; đồng thời sử dụng sàn HoSE làm công cụ, phương tiện bán hơn 391 triệu cổ phiếu hình thành từ vốn góp nâng khống cho 30.403 nhà đầu tư trên sàn chứng khoán, chiếm đoạt hơn 3.620 tỷ đồng.
Đến nay, tổng số tiền bị cáo Trịnh Văn Quyết đã nộp khắc phục hậu quả là hơn 210 tỷ đồng; đồng thời xin chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại bằng các tài sản thuộc tài sản cá nhân; vận động gia đình, bạn bè để nộp tiền khắc phục hậu quả trong thời gian sớm nhất.

-
Novaland thắng kiện Taekwang Vina liên quan dự án gần 10.000 tỷ đồng tại Thủ Đức
-
Lâm nợ, Công ty Cấp thoát nước Quảng Nam đề nghị cấp bù ngân sách
-
Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả vụ cháy tại quận Hoàng Mai
-
Đi tìm nguồn gốc sản phẩm “bổ não” xuất xứ Đức - Bài 2: Câu hỏi từ những thông tin được công bố
-
Vụ sản xuất bột ngọt, dầu ăn giả: Tạm giữ khẩn cấp giám đốc Công ty Famimoto -
Thêm đường dây sản xuất thực phẩm chức năng giả lên tới 100 tấn bị phát hiện -
Chủ tịch Công ty Vàng Phú Cường bị tuyên hơn 14 năm tù vụ chuyển trái phép 9.500 tỷ -
Bộ Công an đề nghị Công an tỉnh Thanh Hóa mở rộng điều tra vụ thuốc giả -
Lại chậm di dời Khu công nghiệp Biên Hòa 1 -
Dùng AI, Deepfake cắt ghép hình ảnh để chiếm đoạt tài sản của cán bộ, doanh nhân -
Điều tra đường dây sản xuất sản phẩm Baby Shark, Medi Kid Calcium K2 của Công ty Herbitech
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế