
-
Đề xuất tách Dự án Cao tốc Quy Nhơn - Pleiku thành 3 dự án thành phần
-
Hải Phòng đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng đầu năm
-
THACO đề xuất làm tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành và tuyến metro số 2 TP.HCM
-
Dự án Bệnh viện đa khoa quốc tế Nhơn Bình đã có chủ đầu tư
-
Bình Định tiếp tục thu hút nhiều chủ đầu tư thực hiện dự án cụm công nghiệp -
Hà Nội đầu tư hơn 87 tỷ đồng cải tạo hồ chứa nước tại huyện Ba Vì
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An Nguyễn Xuân Đức cho biết, 2 dự án nhà máy điện mặt trời vừa được chấp thuận chủ trương đầu tư, với tổng mức đầu tư 7.800 tỷ đồng sẽ được triển khai trên mặt hồ thuộc địa phận hành chính huyện Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An.
![]() |
Hồ Vực Mấu, nơi UBND tỉnh Nghệ An vừa có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư một trong hai dự án điện mặt trời ngàn tỷ. |
Cụ thể, Dự án Nhà máy điện năng lượng mặt trời do Công ty cổ phần Điện mặt trời Khe Gỗ MK làm chủ đầu tư tại khu vực hồ Khe Gỗ, xã Tân Sơn, huyện Quỳnh Lưu có công suất là 250 MWp, sản lượng điện sản xuất năm đầu tiên là 339,129 triệu KWh; tổng mức đầu tư 4.100 tỷ đồng, sử dụng diện tích đất 303,48 ha thuộc địa bàn vùng lòng hồ Khe Gỗ, xã Tân Sơn.
Và dự án Nhà máy điện năng lượng mặt trời hồ Vực Mấu do Công ty cổ phần Đầu tư điện mặt trời hồ Vực Mấu làm chủ đầu tư, được phê duyệt cùng thời điểm sử dụng diện tích 216,23 ha tại vùng lòng hồ Vực Mấu thuộc địa bàn 3 xã là Tân Thắng, Quỳnh Thắng (Quỳnh Lưu) và Quỳnh Trang (TX Hoàng Mai), công suất 200 MWp, sản lượng điện năm đầu tiên sản xuất là 265,8 triệu KWh, tổng vốn đầu tư 3.700 tỷ đồng.
Theo đó, các dự án này đã được sở, ngành chức năng thẩm định bước 1, gồm hồ sơ pháp lý về năng lực và hiện trạng sử dụng đất.
Dự kiến đến tháng 12/2022, chủ đầu tư sẽ hoàn tất thủ tục pháp lý đầu tư và khởi công triển khai lắp đặt các hạng mục từ tháng 1/2023 và tháng 12/2023 sẽ khánh thành đóng điện và vận hành thương mại.
Trước đó, tỉnh Nghệ An đã xây dựng kế hoạch (số 330 ngày 16/6/2021) về triển khai thực hiện định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Theo lãnh đạo tỉnh Nghệ An, trong bối cảnh nguồn cung năng lượng ngày càng cạn kiệt, trong khi nhu cầu sử dụng điện năng ngày càng cao, Nghệ An đã và đang ưu tiên phát triển nguồn điện từ nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo, điện mặt trời...đồng thời kêu gọi đẩy mạnh công tác sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Theo khảo sát, tiềm năng - năng lượng tái tạo ở Nghệ An đạt trên 17.400 MW. Tuy nhiên theo dự thảo Quy hoạch điện VIII thì chỉ đưa vào 110 MW thuộc thủy điện nhỏ chiếm 0,6%. Đây là tỷ lệ khá thấp, trong khi đó tiềm năng ở Nghệ An có thể thực hiện được điện mặt trời áp mái, điện mặt trời mặt đất, điện mặt trời trên mặt nước và điện gió trên bờ. Đây là những nguồn năng lượng tái tạo được coi là thân thiện với môi trường.

-
Bình Định tiếp tục thu hút nhiều chủ đầu tư thực hiện dự án cụm công nghiệp -
Hà Nội đầu tư hơn 87 tỷ đồng cải tạo hồ chứa nước tại huyện Ba Vì -
Khai mở những tuyến đường kết nối các địa phương sáp nhập -
Hợp lực chiến lược: Tạo đà cho Quảng Ngãi bứt phá mạnh mẽ -
KinderWorld và Novaland ký bản Ghi nhớ về Phát triển các Dự án Giáo dục Quốc tế tại Khu đô thị Aqua City -
Chốt phương án đầu tư trạm dừng nghỉ trên cao tốc Dầu Giây - Tân Phú -
Giao bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương cho các bộ, địa phương
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
-
LOTTE MART Việt Nam được vinh danh là doanh nghiệp xanh
-
Tôn Nam Kim - Khẳng định tầm nhìn phát triển bền vững và sáng tạo
-
Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Từ bên lề đến trung tâm chính sách