-
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần làm rõ hiệu quả ưu đãi thuế với "đại bàng" -
Phát huy vai trò cơ quan lập pháp trong thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Campuchia -
Tổng thống Bulgaria sẽ thăm chính thức Việt Nam -
Lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương: Huế sẽ thành động lực thúc đẩy tăng trưởng của miền Trung -
Việt Nam - Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện -
Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Malaysia lên Đối tác Chiến lược Toàn diện
UBND tỉnh Nghệ An vừa thông qua dự thảo Chương trình phát triển đô thị tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo đó, đến năm 2030, toàn tỉnh có khoảng 40-45 đô thị, gồm: 1 đô thị loại I (Thành phố Vinh mở rộng), 2 đô thị loại III (Thành phố Hoàng Mai và Thành phố Thái Hòa), 2 đô thị loại IV/III (Thị xã Diễn Châu và Thị xã Đô Lương), 15 thị trấn huyện lỵ và 20 - 25 thị trấn tiểu vùng thuộc huyện.
Đến năm 2025, Nghệ An có tỷ lệ đô thị hoá đạt 34-36%; đến năm 2030, tỷ lệ đô thị hoá toàn tỉnh đạt 40-45%.
Tầm nhìn đến năm 2050, tỷ lệ đô thị hoá của tỉnh thuộc nhóm trung bình cao của cả nước; xây dựng được ít nhất 2 đô thị hàng đầu cả nước, giữ vai trò là đầu mối kết nối và phát triển với mạng lưới đô thị của tỉnh, khu vực và quốc gia.
Quan điểm phát triển hệ thống đô thị của tỉnh Nghệ An là bền vững theo mạng lưới, phân bố hợp lý giữa 7 phân vùng phát triển theo định hướng quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đến năm 2030, Thái Hoà cùng với Hoàng Mai sẽ trở thành đô thị loại III. Ảnh minh hoạ |
Bảo đảm đồng bộ, thống nhất, liên kết, cân đối giữa nội vùng và ngoại vùng, gắn kết quan hệ chặt chẽ tỉnh Nghệ An với các tỉnh Bắc Trung Bộ, nhất là các đô thị trung tâm vùng với các đô thị trong khu vực.
Bên cạnh đó, từng bước mở rộng không gian phát triển các đô thị trọng điểm và các đô thị cấp vùng, kết nối mạng lưới đô thị toàn tỉnh bằng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hoàn chỉnh, khép kín, liên thông.
Trong đó, lấy đô thị Vinh mở rộng làm đô thị hạt nhân trung tâm, cực tăng trưởng quan trọng của tỉnh, liên kết chặt chẽ với các đô thị nòng cốt trung tâm vùng, trung tâm tiểu vùng (Hoàng Mai, Thái Hòa, Diễn Châu, Đô Lương, Quỳ Hợp, Con Cuông) thành “trục xương sống” để lan tỏa, dẫn dắt, hỗ trợ phát triển hệ thống đô thị toàn tỉnh chặt chẽ, bền vững, đa chiều.
Phát triển các đô thị có chức năng tổng hợp với quy mô (diện tích, dân số) hợp lý theo hướng hiện đại, đặc sắc, giàu bản sắc xứ Nghệ, phát huy được các yếu tố văn hóa đặc trưng, tính tiên phong, dẫn dắt các hoạt động đổi mới sáng tạo, trở thành động lực phát triển và phù hợp với mô hình đô thị xanh, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai và dịch bệnh.
Theo UBND tỉnh Nghệ An, việc xây dựng chương trình phát triển đô thị tỉnh nhằm cụ thể hóa mục tiêu xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Bộ Chính trị ban hành tại Nghị quyết số 39; phương án phát triển hệ thống đô thị toàn tỉnh phù hợp với Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và các quy hoạch, chương trình, kế hoạch có liên quan.
Để từng bước thực hiện phát triển bền vững đô thị, tỉnh Nghệ An sẽ xây dựng các chương trình, đề án, đề tài nghiên cứu trọng tâm; trong đó, thí điểm xây dựng và thực hiện Đề án thành phố ánh sáng thành phố Vinh giai đoạn 2024 - 2025, có tính đến năm 2030.
Chương trình cũng xác định danh mục dự án ưu tiên đầu tư; dự kiến nhu cầu vốn đầu tư; nguồn lực thực hiện; danh mục nhóm các dự án và giải pháp sử dụng nguồn vốn theo thứ tự ưu tiên thực hiện chương trình, các dự án đầu tư phát triển đô thị. Dự kiến tổng nhu cầu vốn phát triển đô thị tỉnh Nghệ An theo giai đoạn từ nay đến năm 2030 là 97.187 tỷ đồng.
Dự thảo Chương trình phát triển đô thị tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ được UBND tỉnh báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh uỷ xem xét, cho ý kiến, trước khi trình HĐND tỉnh thông qua.
Tỉnh Nghệ An hiện có 23 đô thị, gồm: Đô thị Vinh mở rộng (bao gồm toàn bộ ranh giới Thành phố Vinh hiện hữu và thị xã Cửa Lò, 4 xã thuộc huyện Nghi Lộc: Nghi Xuân, Phúc Thọ, Nghi Thái, và Nghi Phong) là đô thị loại I. 2 thị xã là đô thị loại IV: Thị xã Hoàng Mai, thị xã Thái Hòa.
Bên cạnh đó, 17 thị trấn huyện lỵ là đô thị loại V, gồm: Con Cuông, Diễn Châu, Yên Thành, Đô Lương, Hưng Nguyên, Nghĩa Đàn, Quán Hành (Nghi Lộc), Cầu Giát (Quỳnh Lưu), Nam Đàn, Tân Kỳ, Anh Sơn, Thanh Chương, Thạch Giám (Tương Dương), Mường Xén (Kỳ Sơn), Quỳ Hợp, Kim Sơn (Quế Phong), Tân Lạc (Quỳ Châu) và 3 đô thị thuộc loại V thuộc huyện, gồm: Sơn Hải (huyện Quỳnh Lưu), Sông Dinh (huyện Quỳ Hợp), Cây Chanh (huyện Anh Sơn).
-
Hà Nội “chốt” kế hoạch xây dựng 3 cây cầu lớn vượt sông Hồng -
Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Malaysia lên Đối tác Chiến lược Toàn diện -
Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
Quảng Ninh tiếp xã giao đoàn các cơ quan An ninh thông tin và Internet Hàn Quốc (KISA) -
Quốc hội điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ tám, làm nhân sự từ chiều 27/11 -
TP.HCM chốt giá vé metro Bến Thành - Suối Tiên cao nhất 20.000 đồng/lượt -
Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội?
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024