-
Tuyên án cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương -
Lùm xùm gói thầu trồng rừng 11,7 tỷ đồng tại Quảng Bình -
“Đại gia” Nguyễn Cao Trí nhận thêm án phạt 3 năm tù trong vụ Đại Ninh -
Thủ đoạn thâu tóm Dự án Đại Ninh -
Tập đoàn Thiên Minh Đức chiếm đoạt Quỹ bình ổn giá xăng dầu rất lớn -
Đề nghị tuyên phạt ông Mai Tiến Dũng từ 24-30 tháng tù treo
Nhiều gia đình vẫn bận rộn vào cuối tuần vì con đi học thứ 7. (Ảnh minh họa) "Bí" vì con đi học thứ 7 |
Chị Lê Ngọc Dung, nhà ở phường Cô Giang, quận Phú Nhuận, TPHCM cho biết, trước đây, khi hai con còn học tiểu học, gia đình chị thường lên kế hoạch đi về quê, thăm họ hàng, dã ngoại, nghỉ ngơi... vào hai ngày cuối tuần. Cả nhà có thời gian dành cho nhau, gắn kết, con được trải nghiệm... Nhưng hơn một năm nay, khi con gái đầu lên cấp 2 thì những điều tuyệt vời này đã không còn vì con học thứ 7.
Thời gian cuối tuần quý báu trở thành nặng nề với mọi người. Chị phải đưa đón con, xoay sở với việc nấu ăn... khi không thể tổ chức kế hoạch đi đây đi đó. Còn cậu con trai nhỏ thì ra vào đọc sách, xem điện thoại rất uổng phí. Chỉ còn mỗi ngày chủ nhật, gia đình chị chỉ tranh thủ quanh quẩn ở thành phố.
Theo chị Dung, việc sắp xếp thời gian học hợp lý với sinh hoạt của phần đông gia đình rất quan trọng đến sự phát triển của trẻ. Giờ cuộc sống áp lực, bố mẹ đi làm, con đi học suốt ngày, những ngày cuối tuần rất quan trọng đối với mọi người.
"Cứ đưa đón con đi học vào thứ 7 là tôi buồn rũ rượi", đó là chia sẻ của anh Nguyễn Đức Minh, nhà ở quận 3, TPHCM. Lẽ ra cả gia đình có thể đi dã ngoại, cùng nhau ăn sáng, tham dự nhiều hoạt động... thì tất cả cùng "bị trói" vì con đi học vào thứ 7.
Đưa con đến trường xong thì anh Minh "lượn lờ" đi uống cà phê, về nhà nằm đọc sách, bôi việc ra để làm... để chờ đến giờ đón con, tính ra lãng phí thời gian của tất cả mọi người. "Tôi làm tư nhân, 5 năm trước vẫn làm việc sáng thứ 7, giờ cắt luôn. Hiệu quả công việc vẫn tốt, mọi người có thời gian nghỉ ngơi, cho gia đình hơn", anh Minh nói.
Không chỉ đối với học sinh và phụ huynh mà việc học thứ 7 là áp lực đối với nhiều giáo viên. Trong khi mọi người nghỉ ngơi thì họ phải đến trường nên cũng không thực hiện được những kế hoạch khác với gia đình.
Cô Nguyễn Thị Huyền, giáo viên dạy Văn ở quận Gò Vấp, TPHCM cho biết, ngoài tổ chức trong gia đình thì giáo viên còn rất nhiều việc phải làm ở nhà như sổ sách, giáo án, tổng hợp, đánh giá học sinh,... Trong khi, chỉ có một ngày chủ nhật, xoay không nổi, chẳng khác nào làm việc suốt tuần.
Còn khó để thực hiện
Học sinh không học vào thứ 7 phù hợp với đại đa số lịch sinh hoạt của các gia đình, người dân sẽ tiện lợi để tổ chức các hoạt động hơn. Tuy nhiên, việc "cắt" lịch học ngày thứ 7 chỉ mới xử lý về phần cứng, về mặt thời gian và kéo theo nhiều vấn đề, nhất là phía quản lý trường học với chương trình học có thể nói là kín mít hiện nay.
Bà Trương Thị Bích Thủy, Hiệu trưởng Trường THPT Trưng Vương, TPHCM cho biết, trường mình học 2 buổi/ngày, đã thực hiện không dạy vào thứ 7 từ nhiều năm nay. Ngày thứ 7 để các sinh hoạt, hoạt động vui chơi, có chăng chỉ xếp lịch thứ 7 vào những thời điểm phụ đạo hay bồi dưỡng học sinh giỏi.
Theo bà Thủy, việc sắp xếp lịch cho học sinh nghỉ thứ 7 là hợp lý, nhưng đối với các trường dạy 1 buổi/ngày sẽ rất khó để thực hiện. Vì phải đảm bảo số tiết theo phân phối chương trình của Bộ GD-ĐT. Phân phối chương trình khung thấp nhất là 29 tiết/tuần. 5 tiết x 5 buổi chỉ mới 25 tiết thì không thể xếp được nếu không học thứ 7.
Một nhà quan sát giáo dục ở TPHCM phân tích, đề xuất nghỉ học thứ 7, phụ huynh và học sinh rất ủng hộ, họ sẽ có hai ngày cuối tuần để đi ngoại khóa, thể thao, dã ngoại, thăm thú, sinh hoạt các câu lạc bộ... Nhưng về phía nhà trường, xếp thời khóa biểu sẽ cực kỳ nan giải. Không ít trường, các lớp phải chia ca, chia kíp để học thì việc nghỉ học thứ 7 cực kỳ khó.
"Số học sinh đông, lại có đến 13 môn học, môn nào cũng quan trọng và phải học, môn nào cũng lấy điểm, các trường đã rất khó để xếp lịch. Chưa kể các lớp cuối cấp, phải tăng tiết, nếu không xếp vào thứ 7 thì xếp vào thứ nào?", bà đặt câu hỏi.
Bà cho rằng, cốt lõi là cần giảm tải cho học sinh THCS, THPT, chỉ cần 4 môn bắt buộc, 2 môn tự chọn thì mới giải quyết được vấn đề. Còn không học thứ 7 thì phải tăng dồn tiết vào các ngày khác trong tuần thì càng áp lực hơn.
Chưa kể, hiện nay còn nhiều trường chưa thể thực hiện học 2 buổi/ngày nên các trường rất áp lực với việc xếp lịch học làm sao để đảm bảo được chương trình.
Việc nghỉ học thứ 7 được ủng hộ về mặt chủ trương, tinh thần. Đi cùng đó, cần những điều kiện cần thiết khác như chương trình học phù hợp, cơ sở điều kiện của trường học đáp ứng nổi việc chỉ học trong 5 ngày/tuần. Nếu không thì cắt chỗ này lại "phình" ở chỗ khác.
-
Thủ đoạn thâu tóm Dự án Đại Ninh -
Tập đoàn Thiên Minh Đức chiếm đoạt Quỹ bình ổn giá xăng dầu rất lớn -
Gây thất thoát 56 tỷ đồng, cựu Bí thư và cựu Chủ tịch Thanh Hóa nhận án treo -
Đề nghị tuyên phạt ông Mai Tiến Dũng từ 24-30 tháng tù treo -
Thâu tóm Dự án Đại Ninh, “đại gia” Nguyễn Cao Trí hưởng lợi ngàn tỷ -
Vướng mắc 10 năm trong thanh toán khoản công nợ 225 tỷ đồng xây dựng cầu Hòa Trung -
TP.HCM: Cựu Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư bị tuyên án 7 năm tù
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/1 -
2 Nhà đầu tư phải cam kết gì nếu áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt -
3 Cuộc chiến thương hiệu: KDF bị cấm dùng nhãn hiệu “Celano”, liên quan đến cả show “Anh trai Say Hi” -
4 Lãi suất điều hành sẽ giảm thêm để hỗ trợ tăng trưởng? -
5 Biến số và động lực trong tăng trưởng kinh tế năm 2025
- Đáp ứng mọi nhu cầu một điểm chạm, mô hình hệ sinh thái tạo giá trị khác biệt
- Thay đổi giấy phép kinh doanh nhanh chóng, đúng luật với Kế toán Apolo
- Concentrix Việt Nam vinh dự nhận Giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc tại APEA 2024
- SeABank ra mắt Định vị giá trị mới dành cho khách hàng SeAPremium và tổ chức giải golf kết nối cộng đồng tinh hoa
- Techcombank đạt lợi nhuận trước thuế hơn 27,5 nghìn tỷ, tăng 20,3% so với cùng kỳ
- Công ty Cổ phần TNH99 Việt Nam trao gửi những món quà Tết ấm áp tới các hoàn cảnh khó khăn