-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Đã có 592.691 xe được cấp giấy nhận diện thương hiệu tự động trên phần mềm. |
Điểm danh bộ, ngành rốt ráo hoàn tất
Có 18 trong số 59 giải pháp, nhiệm vụ trong Nghị quyết 105/NQ-CP cần hoàn thiện trong tháng 9/2021. Nhiều nhiệm vụ đã và đang được các bộ rốt ráo hoàn tất. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ghi nhận điều này trong Báo cáo Tình hình triển khai các chinh sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp gửi tới Hội nghị trực tuyến của Thủ tướng với doanh nghiệp, các địa phương sáng nay, 26/9/2021.
Bộ Thông tin và Truyền thông đã hoàn thành Sổ tay điện tử hướng dẫn ứng phó Covid-19; Cổng thông tin về các văn bản chỉ đạo, điều hành chống dịch tại địa chỉ http://covid-19.mic.gov.vn.
Bộ cũng đã ban hành Quyết định 1045/QĐ-BTTTT về hướng dẫn các yêu cầu kỹ thuật đối với phân hệ hiển thị mã QR cá nhân thuộc các nền tảng, ứng dụng phòng, chống dịch Covid-19. Nền tảng QR quốc gia dùng chung thống nhất đã hoàn thành và cung cấp cho các tỉnh, các bộ...
Bộ Y tế đang xin ý kiến các bộ, ngành, địa phương và hiệp hội doanh nghiệp về Dự thảo Hướng dẫn lộ trình trở lại trạng thái bình thường mới và triển khai các hoạt động kinh tế, xã hội đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19.
Đây là các nhiệm vụ trong nhóm giải pháp thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho phục hồi, duy trì và phát triển sản xuất, kinh doanh.
Trong nhóm nhiệm vụ thứ hai về lưu thông hàng hóa, Bộ Giao thông – Vận tải cũng ghi điểm với nhiều việc đã làm được.
Bộ Giao thông – Vận tải tổ chức giao ban hàng tuần với 63 sở giao thông – vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương nhằm đảm bảo lưu thông hàng hóa thống suốt. Đến nay, đã có 592.691 xe được cấp giấy nhận diện thương hiệu tự động trên phần mềm.
Bộ Giao thông - Vận tải cũng đã ban hành một số văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nhằm đảm bảo lưu thông hàng hóa thông suốt.
Cách đây 5 ngày, trong ngày 21/9/2021, Bộ đã ban hành một loạt văn bản như Chỉ thị 08/CT-BGTVT về tăng cương công tác vận tải hỗ trợ tiêu thụ nông sản và các sản phẩm nông nghiệp trong thời gian phòng, chống dịch Covid-19; Văn bản 9806/BGT-VT gửi các tỉnh, thành phố về việc đề nghị hỗ trợ cho nhà thầu tham gia giao thông khi tham dự đấu thầu trong thời gian phòng chống Covid-19; 5 quyết định hướng dẫn tạm thời về tổ chức giao thông và kiểm soát dịch đối với vận tải hàng hóa.
Cùng ngày này, Bộ Giao thông – Vận tải đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ kế hoạch tổ chức hoạt động vận tải hành khách của 5 lĩnh vực đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không.
Các địa phương tiếp tục hướng dẫn tổ chức sản xuất, kinh doanh an toàn, thích ứng với diễn biến dịch bệnh ở địa phương và điều kiện thực tế của doanh nghiệp...
Về các giải pháp tạo thuận lợi trong thủ tục thông quan hàng hóa cho doanh nghiệp, Tổng cục Hải Quan (Bộ Tài chính) đã dự thảo Thông tư quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ yêu cầu khẩn cấp phòng, chống dịch Covid-19; nộp chứng từ thuộc hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong bối cảnh dịch Covid-19. Dự thảo thông tư đang được hoàn thiện để gửi lấy ý kiến của Bộ Tư pháp.
Cùng với đó, Tổng cục Hải quan đã có công văn chỉ đạo các cục hải quản về bố trí đủ số lượng cán bộ để làm việc trong cả ngày nghỉ, ngày lễ, ngoài giờ, đảm bảo thông quan liên tục, kịp thời, đúng quy định.
Liên quan đến yêu cầu tháo gỡ khó khăn về tiếp cận vốn vay cho doanh nghiệp thu mua, tạm trữ thóc gạo, Ngân hàng Nhà nước đã có Công văn 5747/NHNN-TD ngày 10/8/2021. Sau 1 tháng thực hiện, dư nợ cho vay thu mua, tiêu thụ lúa gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã tăng gần 5.000 tỷ đồng.
Từ đầu tháng 9/2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương đã liên tục làm việc trực tuyến với các địa phương, hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa.
Đặc biệt, các giải pháp giảm tiền điện, giảm giá cước viễn thông đã được thực hiện từ tháng 8/2021. Quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội, miễn tiền phạt chậm nộp đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có chỉ đạo. Ngày 24/9/2021, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký Nghị quyết về sử dụng một phần kết dư Quỹ bảo hiểm thất ngiheejp năm 2022 để hỗ trợ người lao động đống bảo hiểm bị thất nghiệp...
Ngày 22/9/2021, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã rình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Luật Du lịch về mức ký quỹ kinh doanh du lịch dịch vụ lữ hành.
Riêng quy định về giảm thời gian trả tiền ký quỹ kinh doanh du lich từ 60 ngày xuống còn 30 ngày có thể sẽ được ký trong tháng 9/2021, theo quy trình rút gọn.
Vẫn cần đẩy nhanh tốc độ
Ngày 9/9/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết 105/NQ-CP về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19. Nghị quyết gồm 59 nhiệm vụ, giải pháp, chia thành 4 nhóm chính.
Một là, thực hiện quyết liệt, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh phục hồi, duy trì và phát triển sản xuất, kinh doanh gắn với bảo đảm an toàn phòng chống dịch.
Hai là, bảo đảm ổn định sản xuất, lưu thông hàng hóa thông suốt, hiệu quả, an toàn, khắc phục giãn đoạn chuỗi cung ứng.
Ba là, Hỗ trợ cắt giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn về tài chính, dòng tiền cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.
Bốn là, tạo điều kiện thuận lợi về lao động, chuyên gia.
Trong 59 nhiệm vụ, giải pháp, 21 giải pháp liên quan đến sửa đổi, ban hành các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật. 38 giải pháp liên quan đến hướng dẫn, đầy mạnh triển khai các chính sách, giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp.
Như vậy, vẫn còn nhiều nhiệm vụ cần phải được thực sự tốc độ hơn, ở cả các nhiệm vụ của Nghị quyết 105 và các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp khác đã được ban hành.
Đặc biệt, các doanh nghiệp đang rất chờ đợi Hướng dẫn lộ trình trở lại trạng thái bình thường mới và triển khai các hoạt động kinh tế, xã hội đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19 được hoàn thiện trên cơ sở tham khảo ý kiến, kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp và sớm được ban hành.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cần sớm hoàn thiện, trình Chính phủ Nghị quyết sửa đổi Nghị quyết 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; sửa đổi Quyết định 23/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Công thương xem xét giảm thi phí các dịch vụ thiết yếu như điện, xăng, với mức được đề xuất là 10-30%.
Bộ Xây dựng dự thảo quy định về trường hợp bất khả kháng đối với các dự án công trình chịu tác động trực tiếp của các biện pháp chống dịch Covid-19.
Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam vẫn còn nhiều nhiệm vụ tại Nghị quyết 105 chưa hoàn thành, như đề xuất giảm miễn nộp phí công đoàn cho đoàn viên tại doanh nghiệp, hợp tác xã bị ảnh hưởng bởi Covid-19 trong năm 2021 và 2022; báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép doanh nghiệp, hợp tác xã bị ảnh hưởng Covid-19 giảm đóng kinh phí công đoàn trong năm 2021 và năm 2022 theo trình tự, thủ tục rút gọn...
Các địa phương cũng được đề nghị khẩn trương xây dựng và công bố kế hoạch chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế, kế hoạch mở cửa.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ trình Chính phủ Chương trình phục hồi kinh tế bền vững đến năm 2023, trong đó có các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi.
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025