Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Nghiên cứu phương án chuyển Tổng công ty Đường sắt Việt Nam về lại Bộ GTVT
Anh Minh - 17/02/2020 13:04
 
Chưa đầy 2 năm chuyển giao phần vốn Nhà nước về Ủy ban quản lý vốn Nhà nước, phương án chuyển Tổng công ty Đường sắt Việt Nam về lại Bộ GTVT lại được đưa ra xem xét.
úc năm 2019, doanh thu hợp nhất toàn tổng công ty với hơn 3 vạn lao động chỉ đạt 8.191,3 tỷ đồng, tuy bằng 100% so với cùng kỳ năm nhưng chỉ đạt 97,2% so với kế hoạch.
Năm 2019, doanh thu hợp nhất toàn Tổng công ty Đường sắt Việt Nam với hơn 3 vạn lao động chỉ đạt 8.191,3 tỷ đồng, tuy bằng 100% so với cùng kỳ năm nhưng chỉ đạt 97,2% so với kế hoạch.

Văn phòng Chính phủ vừa có công văn số 1128/VPCP – CN gửi Bộ GTVT và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp liên quan đến việc điều chuyển Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhận được một số ý kiến của chuyên gia và Đại biểu Quốc hội đề nghị điều chuyển Tổng công ty Đường sắt Việt Nam từ Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp về trực thuộc Bộ GTVT quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động và vận hành của Tổng công ty.

“Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GTVT và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đánh giá toàn diện những ưu điểm và nhược điểm của đề xuất này, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án sắp xếp vào đầu tháng 3/2020”, công văn số 1128 nêu rõ.

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam là một trong 5 tổng công ty trực thuộc Bộ GTVT được tiến hành chuyển giao quyền đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp về Bộ GTVT từ tháng 11/2018. Đây là doanh nghiệp có nhiều nét đặc thù khi vừa tiến hành các hoạt động kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa bằng đường sắt vừa được giao quản lý, khai thác sử dụng vốn, tài sản thuộc hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia; thực hiện nhiệm vụ bảo trì hệ thống đường sắt quốc gia trên cơ sở được Nhà nước giao dự toán chi ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Luật Đường sắt và việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu về Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, hoạt động của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam gặp nhiều khó khăn khi không tiếp tục được giao dự toán thu chi NSNN để thực hiện công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt; cơ chế giao tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt chưa rõ ràng; không được tiếp tục giao nhiệm vụ chủ đầu tư các dự án cải tạo, nâng cấp hạ tầng đường sắt sử dụng vốn đầu tư công…

Bộ Giao thông xin nâng vốn điều lệ cho ông lớn đường sắt lên 3.250 tỷ đồng
Sau hơn 5 năm giữ quy mô vốn điều lệ ở mức 2.268 tỷ đồng, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam muốn nâng vốn điều lệ thêm 982 tỷ đồng để có...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư