
-
Giám đốc điều hành AmCham: Còn thời gian để Việt - Mỹ đàm phán về thuế quan
-
50% doanh nghiệp gặp khó do nhu cầu tiêu dùng suy giảm
-
Menas Group trở thành đối tác chiến lược của Keppel
-
Doanh nghiệp gỗ, thủy sản áp lực trước mức thuế mới của Mỹ
-
Shinec và Stavian ký kết hợp tác chiến lược phát triển bất động sản công nghiệp sinh thái -
Quảng Bình dẫn đầu chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp
Trong quá trình là nghiên cứu sinh tại Pháp, Ngô Anh Ngọc nhận ra mình phù hợp với kinh doanh hơn là nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Sáng lập Babuki, Anh Ngọc kỳ vọng, đơn vị phân phối các giải pháp công nghệ này có thể trở thành “cánh tay đắc lực” cho doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa tại Việt Nam.
![]() |
Ngô Anh Ngọc, sáng lập Babuki. |
Tư vấn giải pháp phù hợp với “thể trạng” của doanh nghiệp
Babuki là viết tắt của cụm từ “bán buôn kinh nghiệm”. Ngô Anh Ngọc mong muốn, với những kinh nghiệm sau hơn 15 năm làm việc tại các vị trí quản lý cấp cao ở nhiều công ty trong và ngoài nước của các thành viên sáng lập, kết hợp ý nghĩa của các dữ liệu, Babuki có thể hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong các quyết định quan trọng liên quan đến nghiên cứu sản phẩm mới, đầu tư, M&A…
Hướng đến mục tiêu trở thành đơn vị phân phối các giải pháp công nghệ, Babuki đóng vai trò đơn vị trung gian, kết nối phía cung - các giải pháp công nghệ và phía cầu - doanh nghiệp. Dựa trên thế mạnh về phân tích, tư vấn chiến lược, đội ngũ Babuki sẽ phác họa ra một “bức tranh tổng thể” về hiện trạng sức khỏe của doanh nghiệp, từ đó gợi ý các giải pháp công nghệ và nhà cung cấp phù hợp, đảm bảo các giải pháp tích hợp với nhau, tránh tình trạng “ốc đảo dữ liệu”.
Anh Ngọc giải thích, mỗi doanh nghiệp thường áp dụng nhiều công cụ chuyên môn khác nhau. Nếu để tình trạng “ốc đảo dữ liệu” tồn tại, nghĩa là các dữ liệu không được “giao tiếp” với nhau, thì công cụ công nghệ đó chỉ có thể hỗ trợ công việc của từng phòng/ban riêng lẻ và không mang lại giá trị trong việc ra quyết định của lãnh đạo cấp cao.
Nhà sáng lập Babuki chỉ ra 2 nguyên nhân chính khiến quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp có thể không đạt hiệu quả như mong muốn, đó là: giải pháp chưa phù hợp với “thể trạng” và hiệu quả kỳ vọng mà các đơn vị cung cấp giải pháp công nghệ đề cập luôn cao hơn khi áp dụng thực tế.
Vì vậy, để giúp các doanh nghiệp áp dụng giải pháp công nghệ hiệu quả, Babuki sẽ đánh giá giải pháp công nghệ của nhà cung cấp có thực sự phù hợp với điều kiện, nhu cầu của doanh nghiệp hay không; giải pháp đó được tích hợp ra sao với các công cụ sẵn có trong hệ thống của doanh nghiệp...
Hướng đến doanh nghiệp nhỏ và vừa
Không phải ngẫu nhiên mà Anh Ngọc muốn Babuki nhắm đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ - lực lượng chiếm tới hơn 97% doanh nghiệp Việt Nam.
“Tôi quan sát thấy, rất nhiều doanh nghiệp Việt khi phát triển quy mô đến một ngưỡng nhất định (doanh thu khoảng 1.000 tỷ đồng), thì không thể tiếp tục quản trị theo phương thức truyền thống. Ở quy mô nhỏ, lãnh đạo có thể quyết định cảm tính, nhưng giai đoạn phát triển sau đó, các quyết định vận hành, đầu tư… phải dựa trên dữ liệu”, Anh Ngọc chia sẻ.
Đây là bài học được anh rút ra từ hơn 4 năm trước, khi đảm nhiệm vị trí giám đốc kinh doanh tại một doanh nghiệp dược phẩm trong nước. Lúc đó, công ty của anh đang trong giai đoạn khủng hoảng, hàng loạt sản phẩm mới tung ra thị trường nhưng không đạt chỉ tiêu kinh doanh như kỳ vọng. Lãnh đạo công ty lại “nghe bên ngoài nhiều hơn ý kiến của đội ngũ nội bộ”.
Trước đó, Anh Ngọc từng tốt nghiệp Trường đại học Dược Hà Nội và đã có 2 năm ở lại Trường làm giảng viên, trước khi sang Pháp học tiến sĩ. Tuy nhiên, chỉ sau 1 năm theo học, anh nhận ra, mình không phù hợp với chuỗi ngày nghiên cứu, gắn bó với phòng thí nghiệm.
“Nếu phải làm việc trong sự nhàm chán, sẽ khó đạt được thành tựu giá trị. Tôi càng nhận rõ điều này khi đảm nhận vai trò Phó chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam tại Pháp rồi tự xoay sở tìm nguồn thu, quản lý hoạt động của Hội như điều hành một công ty quy mô nhỏ”, Anh Ngọc chia sẻ.
Đây cũng là động lực thúc đẩy Anh Ngọc học thêm ngành quản trị kinh doanh (MBA) và trở về Việt Nam vào tháng 6/2013.
Nhà sáng lập Babuki đặt mục tiêu bỏ qua vòng gọi vốn từ quỹ đầu tư mạo hiểm, tiến thẳng đến vòng gọi vốn từ nhà đầu tư tư nhân vào cuối năm 2021. “Tiến thẳng đến vòng gọi vốn từ nhà đầu tư tư nhân để không pha loãng cổ phần và “tiếng nói” của mình còn giá trị, bởi mô hình kinh doanh có thể cần tinh chỉnh theo thị trường. Năm 2021, Babuki tròn 3 năm thành lập, cũng là thời điểm thích hợp để hoàn chỉnh mô hình kinh doanh, chuẩn bị nền tảng để sẵn sàng tăng tốc”, Ngô Anh Ngọc tự tin nói.

-
Doanh nghiệp gỗ, thủy sản áp lực trước mức thuế mới của Mỹ -
Shinec và Stavian ký kết hợp tác chiến lược phát triển bất động sản công nghiệp sinh thái -
Quảng Bình dẫn đầu chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp -
Mức thuế "hủy diệt" gây khó cho hàng Việt vào Mỹ -
Tăng cường chuyển đổi số ngành bảo hiểm - Nâng tầm dịch vụ, tối ưu hóa quản lý -
Ra mắt tính năng "Doanh nghiệp kiến nghị" trên iHanoi -
EVN ký hợp tác với Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn