-
Tập đoàn Thiên Minh Đức chiếm đoạt Quỹ bình ổn giá xăng dầu rất lớn -
Đề nghị tuyên phạt ông Mai Tiến Dũng từ 24-30 tháng tù treo -
Thâu tóm Dự án Đại Ninh, “đại gia” Nguyễn Cao Trí hưởng lợi ngàn tỷ -
Vướng mắc 10 năm trong thanh toán khoản công nợ 225 tỷ đồng xây dựng cầu Hòa Trung -
TP.HCM: Cựu Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư bị tuyên án 7 năm tù -
TP.HCM: Cựu Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư bị đề nghị 7- 8 năm tù
Người dân TP.HCM "vật lộn" với triều cường tại đường Nguyễn Thị Thập, quận 7. |
Theo ghi nhận của phóng viên Báo Đầu tư Online, nước triều cường bắt đầu xuất hiện từ lúc 17 giờ. Cụ thể, triều cường bắt đầu dâng cao tại nhiều khu vực trên địa bàn TP.HCM, trong đó đỉnh điểm là khu vực quận 7, huyện Nhà Bè, quận 4, quận 8.
Triều cường xuất hiện vào 18h30 tại trạm Phú An, đạt đỉnh 1,7m và trạm Nhà Bè đỉnh đạt 1,71m.
Các tuyến đường Bình Quới quận Bình Thạnh, khu Nguyễn Duy Trinh quận 2… nước ngập tới yên xe máy, người dân di chuyển khó khăn.
Ngập do triều cường tại quận 2, TP.HCM. |
Tại tuyến đường Huỳnh Tấn Phát (Quận 7 và huyện Nhà Bè), tình hình giao thông khá khó khăn do nước ngập nặng. Nhiều người thở dài ngao ngán vì vừa kẹt xe, vừa ngập nước.
Được biết, hiện triều cường tại TP.HCM đang đạt mức lịch sử. Đại diện Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ cho hay, theo quy luật thông thường, triều cường tăng cao đột biến là thời điểm gió mùa đông bắc hoạt động mạnh. Gió mùa này đẩy nước biển vào các cửa sông, rạch góp phần làm triều cường cao thêm. Những ngày qua, TP.HCM ghi nhận có mưa và gió nhưng không mạnh.
Số liệu của Đài khí tượng thủy văn cũng cho biết, năm 2013, khi đỉnh triều 1,68m (xảy ra tháng 10) nhiều người đã "giật mình" vì lập kỷ lục mới. Liên tiếp những năm sau, đỉnh triều cường theo xu hướng ngày một cao hơn. Năm 2014, cũng vào tháng 10, đỉnh triều 1,68m lặp lại.
Đến năm 2017, triều cường vọt lên 1,71m (vào tháng 12). Năm 2018, đỉnh triều tiếp tục đạt 1,71m vào tháng 2.
Liên tục mấy ngày qua, đỉnh triều lại vọt lên 1,73m rồi đến 1,77m vào ngày 30/9.
Triều cường tại TP.HCM đang đạt mức cao lịch sử. |
Trong nhiều năm qua, TP.HCM đã tìm nhiều cách và chi nhiều tiền cho việc giảm ngập. Đơn cử như dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng dự kiến được hoàn thành vào tháng 6/2018 nhưng tới nay vẫn chưa hoàn thành.
Bên lề hội nghị tại văn phòng Thành ủy ngày 1/10, trao đổi với phóng viên, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan cho hay, đỉnh triều gây ngập mấy ngày qua thực sự làm người dân khốn khổ. Trong khi đó Thành phố rất sốt ruột khi công trình ngăn triều, chống ngập 10.000 tỷ vẫn chưa hoàn thành.
Theo ông Hoan, công trình này sẽ hoàn thành vào tháng 6/2020. Dù việc ngập liên quan đến nhiều công trình trong nội ô, nhưng nếu công trình chống ngập hoàn thành thì sẽ ngăn được triều cường từ bên ngoài tràn vào Thành phố.
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cũng cho hay, công trình chống ngập nếu hoàn thành sẽ ngăn được triều cường, chống ngập cho TP. “Hiện nay, các bước điều chỉnh, giải ngân vốn đã ổn. Chỉ còn vấn đề mặt bằng đang vướng ở huyện Nhà Bè, Thành phố đã và đang chỉ đạo đẩy nhanh việc giải phóng mặt bằng để công trình thi công hoàn thành theo dự kiến là tháng 6/2020”.
UBND TP.HCM cũng cho biết, dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng hiện dự án đã hết thời gian được ký nên các bên đang hoàn tất thủ tục để ký lại phụ lục hợp đồng kéo dài tiến độ tới tháng 6/2020. Việc ký lại hợp đồng này sẽ kéo theo việc tái ký lại phụ lục hợp đồng cấp vốn cho Dự án.
Việc tái ký phụ lục hợp đồng sẽ giúp làm thông điểm nghẽn về tài chính và giúp Dự án được đẩy nhanh tiến độ hơn.
Được biết, dự án chống ngập 10.000 tỷ hiện nay còn vướng đền bù giải tỏa ở các hạng mục như huyện Nhà Bè, quận 7, quận 4, Bình Chánh, quận 8.
Một số hình ảnh về triều cường tại TP.HCM lên đỉnh phóng viên Báo Đầu tư Online ghi lại chiều tối ngày 1/10:
Khu Thảo Điền quận 2 được coi là "phố nhà giàu" với những căn nhà hàng chục tỷ đồng nhưng đang là một trong những điểm ngập nặng nhất quận 2. (ảnh Lê Toàn) |
Bì bõm đánh vật với xe máy khi bị ngập nước. (ảnh Lê Toàn) |
Chiếc xe máy bị chết vì ngập nước. (ảnh Lê Toàn) |
Người dân bán đảo Bình Quới quận Bình Thạnh tát nước khỏi nhà vì triều cường. (ảnh Lê Toàn) |
Vật vã đi trên những con đường ngập nước. (ảnh Lê Toàn) |
Đứa trẻ tại khu Bình Quới, quận Bình Thạnh phải kê ghế ngồi vì đường ngập đầy nước. (ảnh Lê Toàn) |
-
Vướng mắc 10 năm trong thanh toán khoản công nợ 225 tỷ đồng xây dựng cầu Hòa Trung -
TP.HCM: Cựu Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư bị tuyên án 7 năm tù -
Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng coi 4,2 tỷ nhận hối lộ chỉ là “quà cáp” -
TP.HCM: Cựu Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư bị đề nghị 7- 8 năm tù -
Nhận hối lộ gần 25 tỷ, cựu Chủ tịch NXB Giáo dục bị tuyên phạt 12 năm tù -
TP.HCM: Cựu Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư khai gì trong vụ án thứ hai? -
Cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng và 9 bị cáo hầu tòa
-
1 Khó dò đường cho thị trường vàng thế giới năm 2025 -
2 Bộ Giao thông Vận tải lập tổ công tác triển khai tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
3 Sắp thu phí cao tốc do Nhà nước trực tiếp quản lý, khai thác -
4 Đề xuất đầu tư 950 tỷ đồng nâng cấp 32 km Quốc lộ 9B đoạn qua Quảng Bình -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 19/1
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”
- Nutifood mang xuân yêu thương đến nhiều hoàn cảnh khó khăn
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng
- Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
- Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land