
-
Việt Nam phấn đấu có ít nhất 3 hợp tác xã lọt top 300 hợp tác xã đứng đầu thế giới
-
Vận hành hệ thống điện mặt trời mái nhà kết hợp BESS tại Điện Nghi Sơn 2
-
Hải quan tìm hiểu, tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp có hàng xuất khẩu, nhập khẩu với Mỹ
-
Vi phạm về pháp luật hải quan tăng 11%
-
Ô tô nhập khẩu giúp hải quan tăng thu ngân sách khoảng 3.380 tỷ đồng -
Sáng tỏ số phận Dự án Coca-Cola tại TP.HCM sau khi hết hạn thuê đất
![]() |
Doanh nghiệp người khuyết tật không đòi hỏi xã hội bảo trợ, họ chỉ cần được nhìn nhận công bằng. |
“Chủ doanh nghiệp là người khuyết tật điều hành doanh nghiệp bình thường chứ không phải doanh nghiệp khuyết tật. Chúng tôi hoạt động, làm việc và đóng thuế như những doanh nghiệp thông thường nên điều chúng tôi mong đợi ở xã hội là sự ghi nhận, đánh giá như những doanh nghiệp thông thường, còn việc chúng tôi làm được đến đâu và làm được hay chưa đó lại là câu chuyện tạo nên giá trị doanh nghiệp”, ông Nguyễn Quốc Toàn, Giám đốc Công ty TNHH NQT (Phú Thọ) nói.
Ví dụ nhãn tiền nhất được ông Toàn dẫn chứng trên thực tế hoạt động là các tổ chức ngân hàng khi đánh giá quá trình cho vay thường nhìn vào người chủ doanh nghiệp thay vì nhìn vào tiềm lực doanh nghiệp.
“Điều này là dễ hiểu vì họ luôn đặt lo ngại về tính rủi ro cao. Tuy nhiên, ngay cả khi chúng tôi gửi tiền qua ngân hàng cũng gặp vô số khó khăn với hàng loạt giấy tờ. Tôi chỉ mong nếu có ưu tiên thì các tổ chức tài chính nên tạo ra quy trình chuẩn dành riêng cho một số đối tượng đặc biệt vì chúng tôi không thể đi lại dễ dàng như những người bình thường”, ông Toàn nói.
Khi được hỏi những ưu đãi từ luật dành cho doanh nghiệp người khuyết tật, ông Toàn khẳng định, những ưu đãi này không rõ ràng trên thực tế.
Trong khi đó, ông Lưu Đức Hiền, Giám đốc Công ty TNHH của Người khuyết tật (TP.Biên Hòa, Đồng Nai) cho rằng: “Dường như xã hội đang nhìn nhận những người khiếm khuyết về sức khỏe đều là những người khiếm khuyết về trí tuệ. Những người khuyết tật thường được nhìn nhận bởi sự bảo trợ thay vì hỗ trợ. Là doanh nghiệp của người khuyết tật, tôi chỉ mong được xã hội hỗ trợ. Nếu có thể thì Luật nên ưu tiên những ngành nghề kinh doanh nhất định vì người khuyết tật thường chỉ chọn một số nghề để phát triển kinh doanh. Cùng với đó, trước khi mua sản phẩm gì, người tiêu dùng nên cân nhắc, xem xét và nếu có thể thì ưu tiên sản phẩm của chúng tôi hơn. Đó cũng là những hỗ trợ tốt nhất dành cho chúng tôi rồi”, ông Hiền nói.
Được biết, đây là lần đầu tiên Hội bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam khởi xướng và tổ chức Chương trình “Hội ngộ doanh nhân, chủ cơ sở sản xuất là người khuyết tật”. Tham dự chương trình này có 48 đại biểu người khuyết tật là các giám đốc doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất được lựa chọn từ 37 tỉnh, thành phố trên cả nước.

-
Sáng tỏ số phận Dự án Coca-Cola tại TP.HCM sau khi hết hạn thuê đất -
Sửa Luật Phá sản, tăng cơ hội phục hồi cho doanh nghiệp -
Điều chỉnh thuế, tăng nguồn lực cho doanh nghiệp nông nghiệp -
Tổng giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu: Bình tĩnh ứng phó với thuế quan -
Doanh nghiệp thủy sản quan ngại về mức thuế đối ứng 46% của Mỹ -
Hiệp hội Điều Việt Nam: Hoãn thời gian cho hàng xuống tàu để bảo vệ lợi ích các bên -
Schneider Electric thúc đẩy đầu tư vào giáo dục và đào tạo tại Việt Nam, hướng tới xây dựng nguồn nhân lực bền vững
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort