Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 05 tháng 05 năm 2024,
Người tiêu dùng Trung Quốc chi 2,75 tỷ USD nhập rau quả Việt Nam
Thế Hải - 24/10/2023 11:33
 
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu hàng rau quả lớn nhất trong 9 tháng/2023, đạt 2,75 tỷ USD, tăng 160% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 65% trong tổng trị giá xuất khẩu rau quả.
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang Trung Quốc tăng hơn 16%.
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 9 tháng sang Trung Quốc tăng 16,7%.

Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp 9 tháng 2023 đạt 38,48 tỷ USD, giảm 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó: . Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản tiếp tục là 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam.

Trong khi kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ sụt giảm mạnh 22,6% so với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu sang Nhật Bản cũng giảm 7,7%, thì Trung Quốc là thị trường lớn đạt mức tăng trưởng ấn tượng.

9 tháng 2023, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản là Trung Quốc mang về 8,71 tỷ USD, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 22,1% giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam.

Đáng chú ý, 9 tháng qua, xuất khẩu nhóm hàng rau quả đạt 4,2 tỷ USD, tăng gần 72% so với cùng kỳ năm ngoái, tương ứng tăng 1,77 tỷ USD, . Trong đó, chủ yếu do tăng mạnh xuất khẩu quả sầu riêng (mã HS 08106000), đạt tới 1,63 tỷ USD, gấp hơn 14 lần so với con số 113 triệu USD của cùng kỳ năm trước.

Góp phần tạo nên mức tăng trưởng ấn tượng này là nhờ sức bật từ thị trường Trung Quốc, khi nhập 2,75 tỷ USD rau quả Việt Nam, tăng 161,8% so với cùng kỳ 2022. 

Lập kỷ lục về giá trị xuất khẩu rau quả hàng chục năm nay là nhờ Việt Nam đã ký kết nhiều nghị định thư xuất khẩu rau quả chính ngạch với thị trường tỷ dân, điển hình là sầu riêng, chanh leo, chuối... Vị trí địa lý thuận lợi, thời gian giao hàng nhanh, chi phí thấp đã giúp rau quả Việt Nam có lợi thế cạnh tranh tốt.

Ngoài sầu riêng, từ đầu năm tới nay, Trung Quốc cũng chi 495,8 triệu USD mua 858.000 tấn gạo Việt Nam, tăng 55,2% về trị giá và tăng 37,2% về lượng. so với cùng kỳ năm 2022.

Trong khi đó, xuất khẩu hạt điều sang thị trường này đạt gần 434 triệu USD, tăng hơn 42%; xuất khẩu cà phê trên 101 triệu USD, tăng 11,4%; thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu đạt gần 436 triệu USD, tăng 30%.

Tổng thể, 9 tháng 2023, xuất khẩu hàng hóa nói chung trong đó có nông thủy sản đã tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, nhờ đó, đưa xuất khẩu sang thị trường này vượt 42 tỷ USD, tăng trưởng 2,1% so với cùng kỳ, là thị trường duy nhất trong số các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam đạt mức tăng trưởng dương.

Thương mại hàng hóa với thị trường tỷ dân trong các tháng còn lại đang được tiếp sức bởi các yếu tố: sức cầu hàng hóa cuối năm tại Trung Quốc tăng; Việt Nam có nhiều mặt hàng nông sản có giá trị (sầu riêng, chuối, thanh long, thủy sản...) để tăng tốc xuất khẩu...

Cùng đó, thương mại 2 chiều được hậu thuẫn bởi một số Hiệp định thương mại tự do đã có hiệu lực, như Hiệp định Thương mại tự do Trung Quốc - ASEAN; Hiệp định Đối tác Toàn diện khu vực (RCEP), giúp thuận lợi hóa về thương mại, hải quan, gia tăng cơ hội ưu đãi thuế quan...cho doanh nghiệp 2 nước.

Tại Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế Vành đai và Con đường lần thứ 3 tại Bắc Kinh, Trung Quốc, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã hội kiến với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác thực chất, cùng có lợi giữa hai nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình khẳng định: "Trung Quốc sẵn sàng mở rộng nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, bao gồm cả nông sản và các mặt hàng sản xuất công nghiệp, chế tạo".

Dự kiến, đà tăng xuất khẩu những tháng còn lại sẽ giúp mức tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc được cải thiện, nâng kim ngạch vượt xa mức  57,7 tỷ USD của năm ngoái.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư