
-
Chi nhập khẩu nhiều nhóm hàng tăng vọt
-
Xuất khẩu của khu vực FDI bật tăng mạnh mẽ
-
Để xuất khẩu trái cây gia nhập nhóm hàng tỷ USD: Doanh nghiệp không thể đi một mình
-
Liên kết vùng trồng, mở lối tiêu thụ cho nông sản Hà Nội -
NuVi Sữa chua tiệt trùng phô mai vị Hokkaido Cheese - dinh dưỡng tiện lợi cho bé mỗi ngày
![]() |
Người tiêu dùng Việt đã chi gần 203.000 tỷ đồng mua hàng online trên 4 sàn thương mại điện tử. |
Theo báo cáo của nền tảng dữ liệu thông minh Metric.vn, 6 tháng đầu năm 2025, doanh số bán hàng trên 4 sàn thương mại điện tử gồm Shopee, Lazada, Tiki và TikTok Shop đã đạt 202.300 tỷ đồng (tương đương gần 7,8 tỷ USD), tăng gần 42% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ dấu của thị trường nửa đầu năm 2025 là số lượng gian hàng đã giảm 6% so với cùng kỳ, cho thấy xu hướng thị trường ngày càng nghiêng về các nhà bán lớn và cửa hàng chính hãng (shop Mall).
Thực tế này cũng phản ánh tâm lý tiêu dùng ngày càng khắt khe, đề cao sự an tâm khi mua sắm trong bối cảnh hàng hóa kém chất lượng tràn lan trên nền tàng số.
Về cơ cấu thị phần, thị trường chứng kiến sự dịch chuyển đáng chú ý khi Tik Tok Shop ghi nhận mức tăng trưởng doanh số ấn tượng 69%, vượt xa Shopee (chỉ tăng 16%) so với cùng kỳ năm trước.
Nửa đầu năm, nhóm hàng nhập khẩu ghi nhận doanh số 7.500 tỷ đồng với hơn 164 triệu sản phẩm bán ra, tốc độ tăng trưởng doanh số đạt gần 7% trong khi sản lượng gần như không thay đổi, phản ánh xu hướng gia tăng giá trị đơn hàng.
Theo dự báo của Metric.vn, doanh số thương mại điện tử trong quý III/2025 có thể đạt 122.800 tỷ đồng, sản lượng tiêu thụ vào khoảng 1,236 triệu sản phẩm, tăng lần lượt 21% về doanh số và 27% về sản lượng so với quý trước đó, cho thấy đà phục hồi và mở rộng của thị trường tiếp tục được duy trì.
Động lực chính đến từ loạt chương trình khuyến mãi lớn mùa hè như “Mega Sale” và “Back to School”, cùng với xu hướng tiêu dùng online vẫn giữ được nhịp tích cực sau nửa đầu năm sôi động.
Các nhóm mặt hàng được mua nhiều nhất là thực phẩm, đồ uống, mỹ phẩm, hàng thời trang - thể thao, chăm sóc nhà cửa và công nghệ...
Sự bùng nổ kinh tế số giúp quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ của Việt Nam năm ngoái đạt hơn 25 tỷ USD, tăng 20% so với năm trước. Việt Nam được xếp vào nhóm 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới, tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp.
Thị trường nội địa trong nửa cuối năm được dự báo có nhiều các chương trình hỗ trợ cho tiêu dùng, các nền tảng kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định. Dự báo, tổng doanh thu thương mại điện tử bán lẻ hàng hoá cả năm 2025 có thể tăng trên 30 tỷ USD.

-
Người Việt chi đậm mua hàng online -
Liên kết vùng trồng, mở lối tiêu thụ cho nông sản Hà Nội -
NuVi Sữa chua tiệt trùng phô mai vị Hokkaido Cheese - dinh dưỡng tiện lợi cho bé mỗi ngày -
Giá xăng giảm, dầu tăng -
Doanh nghiệp cần trợ lực để bảo vệ chuỗi giá trị ngành dừa -
Dòng chảy xuất nhập khẩu vẫn sôi động -
200 đơn vị dự hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu 2025
-
Giải pháp logistics cho chuỗi cung ứng bền vững - ổn định trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều biến động
-
Định hướng chiến lược phát triển ngành logistics trong thời gian tới
-
Giải pháp logistics cho chuỗi cung ứng bền vững
-
Diễn đàn Logistics 2025: Tìm lời giải cho chuỗi cung ứng bền vững và thích ứng
-
Diễn đàn công nghệ năng lượng trong kỷ nguyên mới
-
Boutique Gate: Tâm điểm mới của dòng tiền thực và giá trị gia tăng bền vững