-
Các bị cáo trong vụ Xuyên Việt Oil nói lời sau cùng -
Vụ Xuyên Việt Oil: Viện Kiểm sát đối đáp các quan điểm bào chữa -
Xét xử phúc thẩm, bà Trương Mỹ Lan xin cơ chế xử lý đặc biệt vì vụ án quá "kinh khủng" -
Bắt 3 giám đốc ở Khánh Hòa về hành vi vi phạm đấu thầu và nhận hối lộ -
Cựu Chủ tịch Bình Thuận bị truy tố khung hình phạt cao nhất 20 năm tù -
Vụ Xuyên Việt Oil: Bị cáo Hoàng Anh Tuấn nhận sai, xin thêm tình tiết giảm nhẹ
Bỗng dưng “đứng hình”
Cho đến thời điểm này, việc tái khởi động Dự án Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 9, đoạn từ cảng Cửa Việt đến Quốc lộ 1, đoạn qua Quảng Trị vẫn đang là ẩn số đối với cả Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) và UBND tỉnh Quảng Trị.
Trong Công văn số 3763/BGTVT-KHĐT gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư vào cuối tuần trước, Bộ GTVT cho biết, do Hiệp định vay vốn WB đã đóng ngày 31/12/2022, nên không thể tiếp tục sử dụng vốn vay để hoàn thành Dự án.
Tính toán cho thấy, Dự án này còn cần khoảng 449 tỷ đồng để hoàn thành toàn bộ khối lượng xây lắp, nhưng trước hết, UBND tỉnh Quảng Trị phải sớm hoàn thành giải phóng mặt bằng (GPMB).
“Đây là điều kiện tiên quyết để các cơ quan có thẩm quyền xem xét cân đối, bố trí vốn xây lắp hoàn thành công trình”, ông Nguyễn Xuân Trường, Giám đốc Ban Quản lý dự án 3 (Cục Đường bộ Việt Nam), đơn vị được giao nhiệm vụ chủ đầu tư Dự án cho biết.
Thế khó của UBND tỉnh Quảng Trị là sau khi cập nhật đơn giá bồi thường, hỗ trợ đền bù cho các tổ chức, hộ dân bị ảnh hưởng, hiện chi phí GPMB Dự án đã tăng vọt thêm 75 tỷ đồng, lên 345 tỷ đồng, vượt quá khả năng của địa phương.
Vào tháng 3/2023, UBND tỉnh Quảng Trị đã phải có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ kinh phí GPMB từ ngân sách trung ương nhằm giải quyết một phần khó khăn cho tỉnh.
Theo ông Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ GTVT, để có thể tái khởi động Dự án sau gần 4 tháng bị “ngắt bầu sữa vốn”, Bộ GTVT đã lên kế hoạch làm việc cụ thể với UBND tỉnh Quảng Trị vào tuần này về khả năng bố trí vốn địa phương và thời gian hoàn thành công tác GPMB.
Trường hợp phương án bố trí vốn và thực hiện GPMB khả thi, Bộ GTVT sẽ rà soát, trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh chủ trương đầu tư, bổ sung 449 tỷ đồng vốn ngân sách nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 của Bộ thay cho vốn vay WB để hoàn thành Dự án.
“Trong trường hợp xấu nhất, phương án bố trí vốn và thực hiện GPMB không khả thi, Bộ GTVT sẽ báo cáo Thủ tướng dừng triển khai Dự án”, lãnh đạo Bộ GTVT thông tin.
Nút thắt mặt bằng
Cần phải nói thêm rằng, Dự án Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 9, đoạn từ cảng Cửa Việt đến Quốc lộ 1 sử dụng vốn dư của Dự án Quản lý tài sản đường bộ Việt Nam - VRAMP (vay vốn WB và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam).
Dự án có tổng chiều dài 13,8 km; quy mô nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp II đồng bằng, quy mô 4 làn xe và có thời gian thực hiện 2021 - 2022. Tổng mức đầu tư Dự án là 19,05 triệu USD, tương đương 440,38 tỷ đồng, trong đó, từ vốn vay WB là 16,75 triệu USD.
Tại Quyết định số 1384/QĐ-TTg ngày 4/8/2021 phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án, Thủ tướng giao UBND tỉnh Quảng Trị hoàn thành công tác đền bù, GPMB đúng thời hạn để đảm bảo tiến độ thi công trong năm 2021-2022.
Tuy nhiên, đến đầu tháng 12/2022, UBND tỉnh Quảng Trị mới bàn giao khoảng 4,5/13,8 km tuyến đường, không hoàn thành toàn bộ công tác GPMB để bàn giao cho đơn vị thi công, dẫn đến Dự án thực hiện dở dang, dừng thi công do hết thời gian thực hiện và thời gian của Hiệp định vay.
Được biết, trong tháng 12/2022, ngay sau khi ghi nhận nguy cơ không thể hoàn thành công trình như kế hoạch, lãnh đạo 3 Bộ: GTVT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính đề nghị WB gia hạn hiệp định vay vốn Dự án VRAMP để hoàn tất các hạng mục xây lắp thuộc Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 9, đoạn từ cảng Cửa Việt đến Quốc lộ 1.
Ngày 12/1/2023, WB đã có Công thư gửi Bộ Tài chính, thông báo từ chối việc gia hạn Hiệp định vay dựa trên đánh giá của WB về tiến độ GPMB của UBND tỉnh Quảng Trị.
Cụ thể, WB nhấn mạnh: “Tiến độ liên quan đến GPMB và tái định cư vẫn chưa đạt để cho phép hoàn thành công trình ngay cả trong thời gian gia hạn được Bộ GTVT đề xuất, một điều kiện tiên quyết quan trọng để xem xét bất cứ sự gia hạn nào”.
Theo đại diện Ban Quản lý dự án 3, sau khi được Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư ngày 4/8/2021, Bộ GTVT đã phê duyệt dự án đầu tư ngày 11/11/2021 (sau 3 tháng, bao gồm công tác lựa chọn nhà thầu, tổ chức khảo sát thiết kế và thẩm định, phê duyệt dự án) và Ban Quản lý dự án 3 thực hiện bàn giao cọc GPMB cho địa phương ngày 12/11/2021 (1 ngày sau ngày phê duyệt dự án).
“Chủ đầu tư đã hoàn thành đầy đủ và đúng hạn các nhiệm vụ. Sự chậm trễ liên quan đến công tác GPMB nằm ngoài thẩm quyền, khả năng xử lý của chúng tôi”, đại diện Ban Quản lý dự án 3 nói.
-
Cựu Chủ tịch Bình Thuận bị truy tố khung hình phạt cao nhất 20 năm tù -
Vụ Xuyên Việt Oil: Bị cáo Hoàng Anh Tuấn nhận sai, xin thêm tình tiết giảm nhẹ -
Vụ Xuyên Việt Oil: Bị cáo Đỗ Thắng Hải xin tòa khoan hồng cho cấp dưới -
Cảnh báo lừa đảo tuyển dụng nhân sự online vào ngân hàng -
Quảng Ngãi: Đầu tư công trình nước sạch tiền tỷ rồi bỏ hoang -
Phúc thẩm vụ Trương Mỹ Lan: Viện Kiểm sát đề nghị giảm án cho Trương Khánh Hoàng -
Phúc thẩm vụ Trương Mỹ Lan: Viện Kiểm sát không xem xét giảm nhẹ thêm cho bà Nhàn
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử