-
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm -
Bộ Y tế ban hành danh mục và thanh toán thuốc bảo hiểm y tế -
Tin mới y tế ngày 20/11: Bộ Y tế quy định 5 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện -
Tổ hợp Y tế Phương Đông bị xử phạt vì vi phạm an toàn thực phẩm
Tử vong do liên cầu khuẩn
Mới đây, vụ 10 người ở tỉnh Quảng Nam bị ngộ độc do ăn cá sống ủ chua, trong đó 1 người tử vong và 4 người ở tình trạng nặng là lời cảnh báo với những người thích ăn đồ tái, sống.
Ảnh minh hoạ. |
Nhiều trường hợp khác cũng tử vong, suy gan, suy thận sau ăn tiết canh lợn dường như vẫn chưa đủ cảnh tỉnh với thói quen ăn đồ tái, sống của một số người.
Thời gian qua TP.Hà Nội ghi nhận nhiều bệnh nhân mắc liên cầu khuẩn lợn, trong đó đã có trường hợp tử vong. PGS-TS. Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, hầu hết các ca bệnh đều có liên quan đến giết mổ, ăn tiết canh hoặc các đồ ăn từ thịt lợn chưa nấu chín…
Thậm chí, một số nhà hàng hiện nay dùng tiết lợn pha vào tiết ngan, vịt, dê... Khi ăn những món tiết canh này cũng có nguy cơ mắc bệnh.
Ngoài ra, khi ăn các sản phẩm được chế biến từ thịt lợn chưa nấu chín, như nem chua, nem chạo... dễ mắc liên cầu khuẩn lợn.
Không chỉ ăn tiết canh, thịt tái sống, mà ngay cả việc tiếp xúc với lợn ốm, lợn chết cũng có nguy cơ khiến cho người giết mổ lợn bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn thông qua các tổn thương, các vết trầy xước trên da.
Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, hiện có 2 type liên cầu lợn, trong đó type I hay gây dịch bệnh lẻ tẻ ở các đàn lợn dưới 8 tuần tuổi; type II gây bệnh ở nhiều lứa tuổi khác nhau của lợn nhưng thường gây bệnh ở lợn thịt với các dấu hiệu viêm màng não, viêm nội tâm mạc, viêm phổi, bại huyết, bệnh đường tiêu hóa, viêm khớp, xuất huyết ở da. Điều đáng nói, S.suis type II ở lợn thường gây bệnh cho người.
Khi mắc bệnh do liên cầu lợn, người bệnh thường có triệu chứng sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn, tiêu chảy, ù tai, cứng gáy, rối loạn chi giác, xuất huyết dưới nhiều dạng khác nhau, như: Xuất huyết dưới da từng mảng, đôi khi gây hoại tử, xuất huyết tiêu hóa.
Đặc biệt, triệu chứng hay gặp trong bệnh liên cầu lợn là nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn liên cầu lợn vào máu và nhân lên nhanh chóng, đồng thời tiết ra nhiều độc tố.
Khi nhiễm khuẩn huyết, ngoài các triệu chứng trên, người bệnh có thể bị nhiễm độc tố rất nặng, biểu hiện như tụt huyết áp, mạch nhanh, nhỏ, trụy tim mạch, suy hô hấp và có thể tử vong nếu không phát hiện sớm, điều trị kịp thời.
Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo, cách tốt nhất để tránh lây nhiễm liên cầu khuẩn lợn là phòng bệnh. Bởi, khi người bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn, bệnh sẽ diễn biến rất nhanh, gây sốc nhiễm khuẩn, hôn mê và suy đa phủ tạng.
Bệnh chưa có vắc-xin phòng bệnh, mà chỉ điều trị bằng kháng sinh thời gian dài, kết hợp lọc máu, hỗ trợ hô hấp và tuần hoàn.
Ngoài ra, Cục Y tế dự phòng cũng khuyến cáo, người dân không ăn sản phẩm từ lợn chưa được nấu chín hoặc từ lợn ốm, chết, đặc biệt không ăn tiết canh lợn.
Đồng thời có biện pháp bảo hộ lao động như đeo găng tay, khẩu trang cho những người chăn nuôi, tiếp xúc, giết mổ, buôn bán gia súc.
Nhiễn giun, sán vì thói quen ăn đồ sống
Mới đây Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương đã tiếp nhận một nam giới 30 tuổi, quê Nam Định nhập viện vì hoa mắt, đau đầu, từng bị ngất.
Bệnh nhân chia sẻ rằng, ban đầu, khi bị hoa mắt, mệt mỏi, anh nghĩ nguyên nhân do áp lực công việc quá lớn nên ảnh hưởng tới mắt. Tuy nhiên, dù đã khám mắt ở hai bệnh viện nhưng bác sĩ không phát hiện ra nguyên nhân khiến anh bị suy giảm thị lực.
Sau một tuần điều trị ở bệnh viện tuyến huyện không khỏi, bác sĩ chỉ định bệnh nhân chụp cộng hưởng từ và nghi ngờ anh có ổ sán trên não.
Bệnh nhân được giới thiệu tới Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương. Theo kết quả chụp X-quang, các bác sĩ xác định người này bị nhiễm ấu trùng sán lợn ở hệ thần kinh trung ương.
Phim chụp cho thấy có nhiều nang sán rải rác trong não. Nguyên nhân do bệnh nhân thường xuyên ăn các loại thịt lợn tái, tiết canh.
TS. Trần Huy Thọ, Phó Giám đốc Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương cho biết, Bệnh viện đã điều trị một số ca bệnh sán não, chủ yếu là người có sở thích ăn các đồ tái, đồ sống như thịt sống, nem chạo, nem thính, tiết canh.
Khi ăn những món này, bệnh nhân vô tình rước vào người ấu trùng sán lợn, ấu trùng di chuyển đến nhiều bộ phận trên cơ thể như các cơ, mắt, não và sẽ hóa thành nang.
Nếu nang sán nằm trong cơ sẽ có những u nhỏ, chắc, kích thước 1 - 2cm hoặc bằng hạt đỗ, hạt lạc, di động dễ, không ngứa, không đau, nằm ở vị trí cơ vân, không ở trên đường đi của hạch bạch huyết. Nếu nang sán nằm trong mắt có thể làm tăng nhãn áp, giảm thị lực hoặc mù.
Nếu nang sán nằm trong não, người bệnh có thể bị động kinh, co giật, liệt tay, chân hay liệt nửa người, nói ngọng, rối loạn trí nhớ, đau đầu.
Bệnh ấu trùng sán lợn, sán dây bò là một bệnh ký sinh trùng hay gặp ở những người có thói quen ăn thức ăn chưa chín hoặc sống.
Ấu trùng sán lợn thể thần kinh, não là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Hơn thế, bệnh lại dễ bị chẩn đoán nhầm, khiến việc chữa trị gặp nhiều khó khăn.
Khi nhiễm, ấu trùng sán lợn sẽ chui qua thành ruột vào hệ tuần hoàn, đi khắp cơ thể và ký sinh ở não. Có những trường hợp, nang sán ký sinh ở cơ mà người dân hay gọi là sán cơ.
Sán cơ có các u cục nổi dưới da như hạt ngô, hạt đậu tương, khi ấn vào thấy căng và đàn hồi, chìm trong cơ. Sán dây lợn có thể tạo thành các ổ tổn thương trong cơ, trong não, có thể gây viêm và làm tăng áp lực nội sọ trên não...
Bệnh nhân mắc ấu trùng sán dây lợn có biểu hiện đau đầu, buồn nôn, co giật, nhiều người có biểu hiện kích thích, có trường hợp có dấu hiệu kích động như tâm thần.
TS. Trần Huy Thọ cho biết, để khẳng định chắc chắn là bệnh nhân nhiễm sán dây bò hay sán dây lợn thì bắt buộc phải xét nghiệm sinh học phân tử để xác định loài.
Lãnh đạo Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương lo ngại, điều đáng nói là các bệnh về ký sinh trùng thường hay bị các bác sỹ làm lâm sàng bỏ qua ở các bệnh viện. Khi điều trị dài ngày không khỏi mới nghĩ đến khả năng bị nhiễm ký sinh trùng.
TS. Trần Huy Thọ khuyên, để phòng chống các bệnh do giun sán, người dân cần bỏ thói quen ăn thực phẩm tái, sống. Người dân nên duy trì thói quen ăn chín, uống nước đun sôi để nguội, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Bên cạnh đó, nên định kỳ tẩy giun để bảo vệ sức khỏe bởi thời tiết nhiệt đới ở Việt Nam là điều kiện thuận lợi để ký sinh trùng phát triển.
Ngoài ra, nếu không may mắc bệnh thì việc phát hiện sớm, điều trị kịp thời thì khả năng hồi phục, đáp ứng điều trị sẽ tốt hơn nhiều so với phát hiện muộn.
-
Nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim do tập luyện thể thao cường độ cao -
Công tác xã hội bệnh viện: Đồng hành cùng người bệnh, vượt thách thức, lan tỏa yêu thương -
Tin mới y tế ngày 22/11: Ứng dụng y tế từ xa tăng tiếp cận dịch vụ y tế cho người yếu thế -
Nguy cơ tiềm ẩn từ lạm dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc -
Quốc hội chốt quy mô dự án mới về dược được ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt -
Tăng thuế thuốc lá là chiến lược quan trọng giảm tử vong và gánh nặng bệnh tật -
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu