-
Chia sẻ kinh nghiệm chẩn đoán lao và lao đa kháng thuốc -
Hà Nội: Không được để người dân không được khám chữa bệnh -
Hội chẩn cấp cứu từ xa, tiếp nhận, điều trị nạn nhân bão lũ -
Hơn 32% trẻ dưới 5 tuổi tại TP.HCM được tiêm chủng vắc-xin sởi -
Biến chứng của bệnh lý động mạch -
Phòng chống bệnh đường hô hấp sau bão lũ
Ths.Hoàng Thị Hồng Linh, khoa Nội tiết, Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, cho biết ông H.V.P. (70 tuổi, An Giang) bị tiểu đường type 2, nhập viện trong tình trạng sốt cao, đường huyết tăng cao thường xuyên trên 250 mg/dl. Lòng bàn chân trái ông P. có ổ áp xe, sưng, hoại tử gây đau nhức khiến ông không đi được.
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. |
Trước 1 tuần nhập viện, vết chai chân của ông P. sưng đỏ, đau nhức, ông tự mua thuốc kháng sinh uống 3 ngày nhưng không đỡ. Bàn chân sưng phù tới mắt cá chân, dần chuyển qua màu tím, vùng hoại tử màu đen, rỉ mủ, có mùi thối rữa. Ông đau tới mức không ngủ được nên con gái ông đưa ông đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM khám.
Bác sĩ chỉ định kháng sinh cho ông P. để kiểm soát nhiễm trùng lan rộng, dùng insulin để ổn định đường huyết. “Nếu không kiểm soát tốt đường huyết làm nhiễm trùng khó kiểm soát và vết thương chậm lành, gây khó khăn trong điều trị”, bác sĩ Linh cho hay.
Sau 1 ngày, bác sĩ rạch ổ áp xe để tháo mủ ra, sát khuẩn rửa sạch ổ áp xe sâu gần 2cm, cắt lọc các mô hoại tử, tình trạng viêm vết chai chân của ông P. giảm bớt. Sau 1 tuần điều trị, vết thương sạch, hết sưng đau, ông được xuất viện.
Ông chia sẻ đã bị tiểu đường 10 năm và thường rơi tình trạng chán ăn, dễ nôn mửa vào buổi chiều nên ông thường ăn vào buổi tối, nhiều lần ăn trễ, ăn khuya do đói bụng.
Mặt khác, 2 năm nay, ông được chỉ định chuyển sang tiêm insulin nhưng mới tiêm được 2 tháng, ông thấy vết bầm trên da sau tiêm (vì tiêm không đúng cách) nên ông bỏ tiêm và quay lại uống thuốc. Vì liều thuốc cũ không giúp đường huyết giảm, ông P. tự tăng liều gấp đôi uống.
Thạc sĩ bác sĩ Hoàng Thị Hồng Linh lưu ý người bệnh tiểu đường không nên ăn khuya vì sẽ gây tăng đường huyết vào sáng hôm sau.
Mặt khác, người bệnh không tuân thủ theo lời dặn của bác sĩ với liều lượng thuốc sử dụng nên không kiểm soát được đường huyết. Khi bệnh nhân tự ý tăng liều làm thuốc còn gây ra hạ đường huyết rất nguy hiểm.
Người bệnh tiêm insulin sai cách gây loạn dưỡng mô mỡ và bầm ở vị trí tiêm. Để khắc phục, người bệnh cần biết tiêm insulin đúng cách và thay đổi vị trí tiêm giữa các lần. “Việc ông P. chán ăn vào buổi chiều không phải do bệnh tiểu đường mà do thói quen của người bệnh”, bác sĩ Linh chia sẻ.
Đường huyết cao sẽ gây tổn thương và giảm chức năng các mạch máu, thần kinh, tim, phổi, thận… Đáng lưu ý, mạch máu và thần kinh bị giảm chức năng là yếu tố gây biến chứng bàn chân tiểu đường như biến dạng bàn chân, xuất hiện các vết loét, dễ nhiễm trùng nặng…; đặc biệt ở người bị tiểu đường lâu năm hoặc người kiểm soát đường huyết không tốt.
Người bệnh tiểu đường nếu phát hiện có vết chai chân cần gặp bác sĩ nội tiết, đái tháo đường để được điều trị, chăm sóc chuyên sâu về bàn chân nhằm tránh tình trạng biến chứng nặng, tốn kém chi phí điều trị. Hơn nữa, để người bệnh không bị ám ảnh cơn đau từ bệnh tật do nhiễm trùng, hoại tử, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng, nguy cơ cắt cụt chân…
Ngoài nốt chai chân, người bệnh nên gặp bác sĩ sớm nếu có các tình trạng khác như: móng quặp, có vết thương ở chân, mụn nhọt, hình dạng chân bị thay đổi, hay lạnh chân, tê chân, đau chân khi đi… Tóm lại, tất cả các dấu hiệu bất thường ở chân người bệnh tiểu đường cần được bác sĩ kiểm tra và có phương pháp điều trị sớm.
Người bệnh tiểu đường cần tuân thủ chế độ điều trị, dùng đúng loại thuốc mà bác sĩ chỉ định, uống đủ liều, không tự ý tăng liều thuốc. Đồng thời, nên tái khám đúng hẹn, có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh.
Để phòng và phát hiện sớm các biến chứng bàn chân tiểu đường, người bệnh nên khám tầm soát biến chứng bàn chân từ 6-12 tháng/lần. Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ có chỉ định thời gian và số lần khám trong năm cho mỗi người bệnh.
-
Hơn 32% trẻ dưới 5 tuổi tại TP.HCM được tiêm chủng vắc-xin sởi -
Tin mới y tế ngày 11/9: Báo động bệnh lý tim mạch trong cộng đồng -
Biến chứng của bệnh lý động mạch -
Phòng chống bệnh đường hô hấp sau bão lũ -
Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng ngộ độc thực phẩm sau mưa bão -
TP.HCM: Hơn 30% trẻ từ 1-5 tuổi chưa tiêm đủ mũi được tiêm vắc-xin sởi -
Nỗ lực cứu chữa người bệnh trong mưa lũ
- Bốn nhà đầu tư tham gia đấu thầu gói thầu số 5 của Cấp nước Đồng Nai
- C.P. Việt Nam không ngừng đầu tư cho chuyển đổi xanh
- An tâm đồng hành cùng PJICO, khách hàng vững vàng vượt bão Yagi
- RMIT Việt Nam được vinh danh là một trong những nơi làm việc tốt nhất châu Á
- Gala tiếng Việt thân thương “Lời quê hương - Lời sắt son”
- Hồ sơ, Quy trình đăng ký kinh doanh tại Tư Vấn Quang Minh