
-
Thu hồi giấy phép của 6 thương nhân phân phối xăng dầu
-
KMS Technology của “ông trùm” gọi vốn Lâm Quốc Vũ mua lại công ty phần mềm tại Mexico
-
Lợi nhuận công ty mẹ đạt hơn 900 tỷ đồng, Vietjet đi đầu mở mạng bay quốc tế, thúc đẩy du lịch, đầu tư
-
Sunshine Homes công bố kết quả hoạt động kinh doanh quý IV năm 2022
-
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam: “Chúng tôi đánh giá cao việc APH đầu tư vào Hoa Kỳ và chiến lược phát triển xanh của Tập đoàn” -
Đầu tư ngành dầu khí: Thách thức từ các yếu tố thiếu bền vững
![]() |
Ngoài ra còn có mô hình phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT) và nhiều lý thuyết, học thuật tương tự để các doanh nhân có thể áp dụng trong quá trình vận hành doanh nghiệp.
Tuy nhiên, với những doanh nghiệp khởi sự, việc áp dụng tất cả các nguyên tắc ấy chưa chắc đã mang lại hiệu quả, mà ngược lại còn có thể làm rối quy trình. Chuyên trang về khởi nghiệp Entrepreneur cho rằng một doanh nghiệp khởi sự chỉ cần áp dụng nguyên lý 4S dưới đây:
1. Service (Dịch vụ)
Có phải bạn đã tìm ra được giải pháp cho một vấn đề hay một nhu cầu của khách hàng?
Có phải giải pháp của bạn sẽ góp phần cải thiện cuộc sống của khách hàng?
Cho dù bạn đang sản xuất một sản phẩm hay cung cấp một dịch vụ hữu hình thì kiểu gì bạn cũng phải đem lại giá trị cho khách hàng. Có thể là bạn tạo ra một sản phẩm hoàn toàn mới nhưng cũng có thể sản phẩm đã có trên thị trường còn thiếu hoặc chưa được tốt như của bạn.
Thế nên hãy tìm ra vấn đề và giải quyết vấn đề đó.
2. System (Hệ thống)
Bạn có thể tự mình sản xuất và phân phối các sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn nghĩ ra?
Hay do người khác sản xuất và cung cấp nó cho bạn?
Hãy hình dung rõ ràng về hệ thống sản xuất và cung ứng sản phẩm/dịch vụ của bạn. Đôi khi ý tưởng của bạn quá mới hay quá sáng tạo nên cần một khoản tiền lớn và nhiều nguồn lực để triển khai nhưng bản thân bạn không đủ lực. Trong khi đó, nếu ý tưởng này qua tay một công ty hoặc một đơn vị khác thì lại cho ra sản phẩm một cách nhanh gọn và hiệu quả. Trong trường hợp này, bạn có thể ký một thỏa thuận cấp phép để doanh nghiệp khác làm.
Cũng do công ty mới thành lập nên bạn sẽ phải quyết định nhiều vấn đề quan trọng khác, từ cơ cấu công ty cho đến việc quản lý tài chính và theo dõi sổ sách. Thậm chí, thời gian đầu bạn vẫn phải làm những công việc hành chính trên, nhưng sau này bạn có thể giao chúng cho nhân viên dưới quyền.
Ưu tiên hàng đầu của bạn là đáp ứng và gia tăng nhu cầu.
3. Strategy (Chiến lược)
Làm thế nào để thu hút được khách hàng đầu tiên?
Bạn đã nghĩ đến việc làm thế nào để kiếm được khách hàng thứ 1 triệu chưa?
Làm thế nào bạn sẽ khuếch trương quy mô kinh doanh?
Hay làm thế nào để rút lui khỏi công ty sau khi đạt được mục tiêu lợi nhuận chưa?
Rất nhiều doanh nghiệp mở công ty từ một ý tưởng tuyệt vời nhưng sau một thời gian ngắn thì họ hết tiền và chỉ muốn rút lui. Lý do có thể là vì họ không đủ khả năng phát triển doanh nghiệp hoặc ôm đồm quá nhiều (hay quá ít) mảng kinh doanh.
Giải pháp tốt nhất là hãy chuẩn bị một chiến lược dài hạn bên cạnh những mục tiêu ngắn hạn để đảm bảo chắc chắn rằng bạn đang đưa công ty mình đi đúng hướng. Chiến lược của bạn càng linh hoạt thì bạn càng dễ thành công.
Việc lập kế hoạch ngay từ khi mới bắt đầu là một thách thức đối với hầu hết các doanh nghiệp khởi sự vì không phải ai cũng đủ kinh nghiệm để lường trước những gì có thể xảy ra. Đây cũng là lý do vì sao bạn phải tìm kiếm sự tư vấn, hỗ trợ của những nhà tư vấn giỏi và thậm chí cả những người đồng sáng lập giàu kinh nghiệm.
Tóm lại, bạn luôn luôn phải chuẩn bị sẵn chiến lược và kế hoạch cho doanh nghiệp mình.
4. Spine (Can đảm)
Bạn có đủ động lực để bắt đầu?
Nếu đã có được 3 chữ S trên, chữ S cuối cùng mà bạn cần để gầy dựng một doanh nghiệp mới là sự can đảm. Bạn cũng nên hiểu rằng rất nhiều các doanh nghiệp khởi sự gặp thất bại. Thế nên bạn hoàn toàn có thể không thành công với lần kinh doanh đầu tiên nhưng hãy dùng chính những kinh nghiệm và bài học rút ra được từ những lần vấp ngã đó làm lên thành công của công ty và tạo nên một doanh nhân xuất sắc nhất.
Hãy nghĩ đơn giản rằng lập nghiệp cũng giống như hẹn hò. Những lần làm quen đầu bao giờ cũng khó nhất vì bạn sẽ cảm thấy lo lắng không biết mọi chuyện sẽ ra sao. Nhưng càng về sau, mọi thứ sẽ trở nên quen thuộc và dễ dàng hơn.

-
EVN lỗ khoảng 31.000 tỷ đồng năm 2022, đề xuất thêm giải pháp ngoài tăng giá điện
-
Thu hồi giấy phép của 6 thương nhân phân phối xăng dầu
-
KMS Technology của “ông trùm” gọi vốn Lâm Quốc Vũ mua lại công ty phần mềm tại Mexico
-
Lợi nhuận công ty mẹ đạt hơn 900 tỷ đồng, Vietjet đi đầu mở mạng bay quốc tế, thúc đẩy du lịch, đầu tư
-
Quỹ Excelsior Capital Asia đầu tư vào công ty sở hữu chuỗi bán lẻ xe đạp -
Sunshine Homes công bố kết quả hoạt động kinh doanh quý IV năm 2022 -
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam: “Chúng tôi đánh giá cao việc APH đầu tư vào Hoa Kỳ và chiến lược phát triển xanh của Tập đoàn” -
Đầu tư ngành dầu khí: Thách thức từ các yếu tố thiếu bền vững -
Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu gửi đơn kiến nghị khẩn cấp tới Thủ tướng -
Bình Định: 100% doanh nghiệp đang hoạt động khai thuế và hoàn thuế điện tử -
Một năm “tự hào” của Chủ tịch Nguyễn Đăng Quang: Đẩy mạnh nền tảng số O2O, Masan duy trì chỉ số ổn định
-
Khai xuân tưng bừng - Rộn ràng ưu đãi cùng thẻ Lộc Việt Agribank
-
TTC AgriS (SBT): Cuộc chơi toàn cầu của Công ty nông nghiệp công nghệ cao
-
PTSC khẳng định vị thế doanh nghiệp dịch vụ kỹ thuật dầu khí hàng đầu khu vực
-
Vinmec chính thức gia nhập hệ thống liên kết toàn cầu của Cleveland Clinic (Mỹ)
-
Hỗ trợ thể chất toàn diện cho nhân viên tại Tapestry
-
Techcombank thông báo về việc Đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 56