-
80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam: Tự hào về những người con ưu tú -
Chiếc xe tăng tiêu diệt cả lữ đoàn dù -
VinIF tài trợ 900 tỷ đồng phát triển khoa học công nghệ -
Thương hiệu An Spa hợp tác vận hành dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại CaraWorld Cam Ranh -
Đường bay Hà Nội - TP.HCM đứng thứ 4 trong Top đường bay nội địa bận rộn nhất thế giới năm 2024 -
Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM mong muốn Ngoại ngữ là môn thi thứ 3 lớp 10 THPT
Theo đuổi lối đánh tấn công nên khi trọng tài ra hiệu bắt đầu là Văn Đương thường "vào việc luôn" - như lời anh nói. Ảnh: FBNV. |
SEA Games 2019, Nguyễn Văn Đương thua toàn diện Chatchai Decha Butdee ở trận chung kết hạng 57kg. Trong những lần tập huấn tại Thái Lan trước đó, võ sĩ Việt Nam cũng vài lần "no đòn" khi thi đấu cọ xát với đối thủ sinh năm 1985, chủ nhân bốn tấm HC vàng SEA Games, một lần vô địch châu Á và từng giành HC đồng giải thế giới năm 2013. Chính vì vậy, khi tái ngộ ở tứ kết vòng loại boxing Olympic 2020 khu vực châu Á - Thái Bình Dương (diễn ra ở Jordan) hôm 9/3, không nhiều người nghĩ Nguyễn Văn Đương có cơ hội.
Và trong sự nghiệp võ thuật nhiều chông gai, đó không phải là lần duy nhất anh tưởng như bị số phận chối bỏ.
Sinh năm 1996 tại Bắc Giang, từ nhỏ Văn Đương đã mê phim võ thuật và học taekwondo ở trường. Hết năm lớp 7, biết người anh họ đang học boxing ở đội Công an nhân dân, anh xin bố mẹ lên Hà Nội tập cùng. "Hồi đó tôi nặng chỉ 32 kg, bé xíu nên được gọi là 'Gà con'. Thầy ban đầu còn tuyên bố không nhận vì người nhỏ quá, và chỉ cho tập hai tháng hè để rèn sức khoẻ. Nhưng sau đó, nhận thấy tố chất và sự quyết tâm của tôi, thầy cho ở lại".
Năm 2010, ngay lần đầu dự giải trẻ toàn quốc, Văn Đương giành HC vàng lứa tuổi 13-14. Một năm sau dự giải, anh thua ngay trận đầu, trước đối thủ năm trước vô địch lứa 15 tuổi. Tới năm 2012, anh lại thất bại ngay trận ra quân, trước đối thủ gian lận tuổi. Chán nản vì thành tích đi xuống, Văn Đương về quê, ôn lại văn hoá rồi tính thi vào một trường quân đội. Nhưng chỉ một tuần sau, anh gọi điện xin mẹ được bỏ học để trở lại Hà Nội, tiếp tục theo đuổi võ thuật.
"Lúc đó ngày nào tôi cũng tập chạy, tập kỹ thuật ra đòn dù xác định bỏ võ", Văn Đương kể lại với VnExpress. "Khi xin lại, may mà các thầy thương nên tiếp nhận. Ba tháng sau, tôi thi đấu ở giải quốc gia, giành HC đồng. Thành tích này giúp tôi tự tin, tiếp tục theo đuổi boxing và đạt thành công như ngày hôm nay".
Nguyễn Văn Đương nhận tấm vé tham dự Olympic 2020 sau trận tứ kết tại Jordan. |
Trong trận đấu với Chatchai Decha Butdee, Văn Đương khiến tất cả sững sờ khi hạ đo ván đối thủ chỉ sau 30 giây.
Trận đấu vừa bắt đầu, anh lao ngay vào đôi công. 13 giây, võ sĩ Việt Nam tung ra bảy cú đấm, khiến Chatchai nằm sàn. Trọng tài đếm tới tám rồi cho trận đấu tiếp diễn. Ngay lập tức, Văn Đương tung cú móc ngang tay trái rất nặng, khiến đối thủ nằm sàn lần thứ hai. Anh được xử thắng bằng điểm RSC (tương đương knock-out kỹ thuật ở quyền Anh chuyên nghiệp). Một trận đấu ngắn ngủi chưa tới một phút nhưng giúp boxing Việt Nam giành tấm vé dự Olympic sau 32 năm.
Thành tựu đó vốn dĩ là điều vượt ngoài sức tưởng tượng của Văn Đương. Trước khi đến Jordan, các HLV cũng bảo anh tham dự để giao lưu học hỏi là chính và xem khả năng giành vé Olympic là xa vời. Ở châu Á, vốn có nhiều cường quốc boxing như Uzbekistan, Kazakhstan hay Trung Quốc... với nhiều tay đấm xuất sắc. Thế nên khi thắng Chatchai, Văn Đương không hiểu đó là thực hay mơ.
"Liều lĩnh và sự điên cuồng đã mang lại tấm vé Olympic", Văn Đương lý giải, và thừa nhận anh có sẵn "máu điên cuồng" trong người. Chính vì vậy tay đấm quê Bắc Giang theo đuổi lối đánh tấn công ào ạt. "Sau nhiều trận đấu tập, các chuyên gia nước ngoài nói với tôi rằng đừng cố 'giết đối thủ', chỉ nên thắng điểm. Tôi đôi khi phải dãn ra, di chuyển và không tấn công điên cuồng. Giờ mọi thứ đỡ hơn, quan trọng là HLV chỉ đạo ở dưới, sẽ kiềm chế được tôi", Văn Đương thừa nhận.
Ở giải đấu tại Jordan, trước trận đấu Chatchai, anh cũng đã thắng knock-out Charlie Senior của Australia.
Văn Đương sẽ được đi tập huấn nước ngoài, đấu cọ xát với các đối thủ chuyên nghiệp để chuẩn bị cho Olympic 2020. Ảnh: FBNV |
Đêm sau chiến thắng Chatchai, Văn Đương hưng phấn đến mức khó ngủ. Anh phải cố lắm mới có thể chợp mắt, để có sức chuẩn bị cho trận bán kết. Trận ấy, Văn Đương thua điểm 2-3 trước Alwadi Mohammad Abdelaziz của chủ nhà Jordan. Dù có những vấn đề về trọng tài, anh không phàn nàn mà chỉ tiếc nuối bởi chưa thể hiện được những gì tốt nhất mình có.
Hiện tại, Tổng cục TDTT đã lên kế hoạch đưa Văn Đương đi tập huấn tại nước ngoài để chuẩn bị cho Olympic 2020. Tuy nhiên, mọi chuyện còn phụ thuộc vào tình hình Covid-19. "Olympic thì khó nói trước, bởi các đối thủ đều cực kỳ mạnh", Văn Đương cho hay. "Tôi chỉ biết mình sẽ chiến đấu hết mình vì màu cờ sắc áo tổ quốc. Đánh để sau khi trận đấu kết thúc không có gì phải hối hận".
-
Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc -
Thương hiệu An Spa hợp tác vận hành dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại CaraWorld Cam Ranh -
Đảm bảo triển khai Luật Thủ đô đúng tiến độ, kịp thời và đạt hiệu quả cao -
Gần 700 học sinh THPT tìm hiểu, trải nghiệm và hướng nghiệp tại KCN Liên Hà Thái -
Đường bay Hà Nội - TP.HCM đứng thứ 4 trong Top đường bay nội địa bận rộn nhất thế giới năm 2024 -
Khởi động giải chạy Marathon PV GAS - Hành trình năng lượng xanh -
Trưng bày thành tựu xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up