Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Hai, Ngày 16 tháng 09 năm 2024,
Cổ phần hoá, thoái vốn chậm
Nhà đầu tư ngóng việc tăng tỷ lệ vốn Nhà nước bán ra sau cổ phần hóa
Tú Ân - 23/07/2017 08:47
 
Nhóm Nghiên cứu thuộc Diễn đàn M&A 2017 nhận định: trong năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017, tình hình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và thoái vốn vẫn còn chưa đạt kỳ vọng của Chính phủ cũng như giới đầu tư.

 Theo Báo cáo của Nhóm Nghiên cứu thuộc Diễn đàn M&A 2017, về cổ phần hóa, tổng số doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa năm 2016 chỉ đạt 52 doanh nghiệp, bằng 25% số doanh nghiệp cổ phần hóa năm 2015. Trong 6 tháng đầu năm 2017, số doanh nghiệp cổ phần hóa mới đạt được 20 doanh nghiệp, bằng 76% so với cùng kỳ năm 2016.

 Theo báo cáo của Chính phủ, số doanh nghiệp cổ phần hóa đạt 96,3% nhưng phần vốn Nhà nước bán ra rất thấp, chỉ đạt 8%. Vì vậy liên quan đến các giải pháp cụ thể cũng như biện pháp của Chính phủ trong việc tập trung đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN), trong đó trọng tâm là tăng tỉ lệ vốn Nhà nước bán ra sau cổ phần hóa.

A
Tình hình cổ phần hóa 2015-2017.                   Nguồn: MAF, IMAA

 Về thoái vốn nhà nước, giá trị thoái vốn cả về sổ sách và giá trị thị trường đều giảm so với năm 2015. Thương vụ thoái vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất được diễn ra cuối năm 2016 và được ghi nhận vào số liệu 2017 là SCIC thoái vốn nhà nước tại Vinamilk cho F&N.  Với giá trị thu được từ bán vốn tại Vinamilk, trong 6 tháng đầu năm, các đơn vị nhà nước đã thoái vốn giá trị 3.466 tỷ đồng, thu về 14.842 tỷ đồng bao gồm các các khoản thoái vốn trong năm 2016 được báo cáo trong đầu năm 2017.

Tình hình thoái vốn tại SOEs 2016-2017
Tình hình thoái vốn tại SOEs 2016-2017. Nguồn: MAF, IMAA

 Hai thương vụ thoái vốn nhà nước đáng chú ý và được coi là tiêu biểu trong năm 2016 – 2017 là thương vụ thoái vốn tại Vinamilk và tại Vissan. Công ty TNHH MTV Kỹ nghệ súc sản VISSAN được bán đấu giá ra công chúng và bán đấu giá chọn nhà đầu tư chiến lượ với giá bán bình quân đạt 80.053 đồng/ cổ phần. Thương vụ Vinamilk được kỳ vọng nhưng cũng không bán hết số cổ phần chào bán, dù giá trị đạt gần 500 triệu USD.  

 "Các thương vụ này, cũng như các thương vụ của chủ đầu tư nước ngoài thoái các khoản đầu tư tại Việt nam đều theo mô hình tổ chức chào thầu cạnh tranh. Đây là mô hình tốt để nhà nước tham khảo chuẩn bị cho các thương vụ bán vốn nhà nước có quy mô và được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Giải pháp của Chính phủ có thể bán cả lô, bán cả gói cho nhà đầu tư trong nước và nước ngoài với tinh thần công khai minh bạch và lựa chọn theo đấu thầu tư vấn, đấu thầu cạnh tranh và lựa chọn nhà đầu tư", Nhóm Nghiên cứu thuộc Diễn đàn M&A 2017 nhận xét.

Theo Nhóm Nghiên cứu thuộc Diễn đàn M&A 2017, những động thái của Chính phủ đang tích cực đẩy mạnh tiến độ cổ phần hóa như triển khai kế hoạch cổ phần hóa tại Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam, Tổng công ty Lương thực miền Nam (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), các Tổng công ty phát điện 1, 2, 3 thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam; công bố giá trị doanh nghiệp tại Tổng công ty Điện lực Dầu khí, Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil) thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; phê duyệt phương án cổ phần hóa của Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp (IDICO), Tổng công ty Sông Đà (Bộ Xây dựng);… cũng đem lại kỳ vọng cho các nhà đầu tư. 

Cho phép bán dưới giá trị để đẩy nhanh thoái vốn nhà nước
Trên 95% doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hóa, nhưng Nhà nước vẫn nắm giữ tới 92% vốn do việc thoái vốn quá chậm. “Với cơ chế bán...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư