-
Cách xác thực tài khoản mạng xã hội bằng số điện thoại từ ngày 25/12 -
Tổng số người sử dụng internet đạt 5,5 tỷ người, chiếm 68% dân số toàn cầu -
Lần đầu tiên Viettel trình diễn các sản phẩm công nghệ quốc phòng hiện đại -
TikTok tung thêm “chiêu” tại thị trường Việt Nam -
“Anh trai vượt ngàn chông gai”, “Anh trai say Hi” gây bão cùng "giá vàng" -
Nguồn thu thuế thương mại điện tử sẽ “phá đỉnh”
Đòi hỏi sự công bằng
Vấn đề nóng bỏng, gây tranh cãi tại Hội nghị Di động toàn cầu 2023 (Mobile World Congress - MWC 2023) mới đây là cuộc tranh cãi về “phí công bằng” khi các nhà mạng châu Âu yêu cầu nhóm Big Tech như Google, Netflix, Meta, Apple, Amazon và Microsoft phải chia sẻ phí đầu tư hạ tầng Internet. Nhóm Big Tech được cho là đang tiêu thụ tới 50% lưu lượng Internet với mức phí bèo bọt, trong khi các hãng viễn thông đã đầu tư hàng trăm tỷ USD xây dựng hạ tầng 4 G, 5G, cáp quang.
“Không có nhà mạng, không có mạng lưới, không có Netflix, cũng không có Google”, ông Michael Trabbia, Giám đốc công nghệ và đổi mới Orange (Pháp) khẳng định và cho rằng, Big Tech phải trả phí cho hạ tầng Internet và hỗ trợ triển khai thế hệ mạng mới.
Cuộc chiến giữa các công ty viễn thông và Big Tech của Mỹ đang khá căng thẳng. Về phía Telco (các công ty điện thoại), họ yêu cầu các công ty công nghệ phải nộp phí mỗi khi gửi dữ liệu qua đường mạng của họ. Số tiền này sẽ được dùng để nâng cấp và bảo trì cơ sở hạ tầng viễn thông mỗi khi hư hỏng. Họ cho rằng, những nền tảng như Amazon, Netflix đang ngốn một lượng dữ liệu khổng lồ, nên phải chịu một phần chi phí để tăng dung lượng đường truyền.
Trong suốt thập kỷ qua, nhiều ông lớn ngành viễn thông đã tìm cách buộc các Big Tech chịu một phần chi phí cho cơ sở hạ tầng. Các nhà mạng cũng tỏ ra dè chừng khi doanh thu sụt giảm do sự bành trướng của các nền tảng gọi thoại trực tuyến như WhatsApp, Skype, nói rằng họ đang “xài mạng mà không trả tiền”.
Mười năm trước, tại Mỹ, nhà mạng A&T đã yêu cầu các ứng dụng OTT sử dụng băng thông lớn như video phải trả phí cho họ. Yêu cầu này đã gây ra một cuộc tranh cãi lớn.
“Kết quả cuối cùng là không có sự thay đổi nào, bởi họ tuân theo nguyên tắc Net Neutrality, tức tính trung lập về Internet. Theo đó, nếu yêu cầu các dịch vụ phải trả tiền cho nhà cung cấp hạ tầng, sẽ xảy ra tình trạng phân biệt đối xử giữa các dịch vụ trên Internet. Ví dụ, dịch vụ trả nhiều tiền sẽ được ưu tiên băng thông, dịch vụ không trả tiền bị hạn chế. Điều này sẽ gây khó khăn cho các dịch vụ phục vụ xã hội thiết yếu, dịch vụ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ”, ông Vũ Tú Thành, đại diện Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN cho biết.
Còn ở Việt Nam, dịch vụ OTT bùng nổ với nhắn tin và thoại miễn phí như Viber, Whatsapp, Facebook Messenger, Zalo, Line, Kakao Talk… khiến các mạng di động “giật mình”, doanh thu bị sụt giảm mạnh. Nhà mạng cũng nêu vấn đề và yêu cầu các dịch vụ OTT chia sẻ doanh thu. Nhưng đề xuất này cũng không nhận được sự hợp tác của các ông lớn xuyên biên giới.
Kiến nghị đưa vào Luật Viễn thông sửa đổi
Thống kê của Viettel cho thấy, 80% lưu lượng Internet giữa Việt Nam và quốc tế là phục vụ cho các dịch vụ của Facebook, Google, Netflix… Chỉ cần một thay đổi về hành vi người dùng hay cách phân phối nội dung, ví dụ các video từ độ phân giải HD lên 4K, cũng có thể gây sức ép lớn lên đường truyền, trong khi các nhà mạng không thể kiểm soát được.
Ông Cao Anh Sơn, Tổng giám đốc Tổng công ty Viễn thông Viettel (Tập đoàn Viettel) cho biết, doanh thu từ dịch vụ truyền thống như gọi điện, nhắn tin của các doanh nghiệp viễn thông ngày càng suy giảm. Ước tính, trong quý I/2023, doanh thu từ thoại giảm 17 - 20%. Trong khi đó, các nền tảng mạng xã hội, OTT xuyên biên giới cung cấp tại thị trường Việt Nam lại đang phát triển mạnh mẽ, ước tính có tốc độ tăng trưởng 2 con số.
“Các công ty nội dung xuyên biên giới này đều cung cấp dịch vụ trên hạ tầng do các nhà mạng trong nước cung cấp, nhưng cơ bản họ không chia sẻ doanh thu cho các nhà mạng Việt Nam. Vì vậy, gánh nặng về hạ tầng, bảo đảm chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp viễn thông là rất lớn”, ông Sơn phân tích và cho biết, vấn đề “chia sẻ công bằng” gây tranh luận tại MWC 2023, cũng là vấn đề mà Viettel và các doanh nghiệp viễn thông trong nước quan tâm. Các nhà mạng trong nước đều đầu tư lớn cho hạ tầng, nhưng chưa nhận được chia sẻ từ các nền tảng mạng xã hội, OTT xuyên biên giới.
“Chúng tôi đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông có giải pháp để các nền tảng mạng xã hội, OTT khi kinh doanh tại thị trường Việt Nam phải chia sẻ, hợp tác với doanh nghiệp viễn thông, để vừa bảo đảm quản lý việc cung cấp dịch vụ nội dung trên mạng, vừa có trách nhiệm phát triển hạ tầng bảo đảm cho người dùng”, ông Sơn đề nghị.
Ông Bùi Sơn Nam, Phó tổng giám đốc MobiFone cũng phân tích, các nhà mạng luôn cố gắng đầu tư hạ tầng viễn thông để đưa ngành phát triển cùng thế giới. Doanh thu của các nhà mạng thời gian qua có xu hướng giảm, trong khi các nền tảng xuyên biên giới hoạt động dựa trên hạ tầng được họ đầu tư lại tăng trưởng, nhưng không có sự chia sẻ.
“Mong dự thảo Luật Viễn thông sửa đổi có quy định yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới đang tận dụng hạ tầng phải chia sẻ với nhà mạng để chúng tôi có thể tăng cường đầu tư cho hạ tầng”, ông Nam nói.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Phong Nhã, Phó cục trưởng Cục Viễn thông cho rằng, “chia sẻ công bằng” là một vấn đề rất đáng quan tâm. “Sắp tới, trong quá trình sửa Luật Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ đề xuất bổ sung các quy định để bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng trong tiếp cận các dịch vụ tiên tiến; bảo đảm lợi ích cho các doanh nghiệp viễn thông để các nhà mạng trong nước có thể tái đầu tư phát triển công nghệ mới hơn, tốt hơn nữa nhằm phục vụ chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số”, ông Nhã khẳng định.
-
Tổng số người sử dụng internet đạt 5,5 tỷ người, chiếm 68% dân số toàn cầu -
Tấn công mạng - nỗi kinh hoàng của doanh nghiệp Việt Nam trong năm 2024 -
“Ông lớn” chuyển phát lập sàn mới, hướng tới xuất khẩu -
Vinaphone thương mại hóa 5G trên toàn quốc, tốc độ gấp 10-20 lần 4G -
Lần đầu tiên Viettel trình diễn các sản phẩm công nghệ quốc phòng hiện đại -
Temu dẫn đầu top ứng dụng iPhone được tải nhiều nhất năm 2024 -
“Vũ khí” công nghệ giúp logistics Việt Nam cạnh tranh
- Four Points by Sheraton Hà Giang chính thức ra mắt
- Giáng sinh đầu tiên của cư dân khu đô thị trung tâm thành phố Cao Bằng
- Khơi mạch nguồn yêu thương
- KPMG công bố Báo cáo CEE 2024: Kết nối công nghệ và con người để nâng tầm trải nghiệm khách hàng
- Agribank và Trung tâm RAR - Bộ Công an ký kết triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID trên Agribank Plus
- VPBank 5 năm liên tiếp được Mastercard vinh danh nhiều giải thưởng danh giá