-
Cần làm gì để tiếp tục duy trì trạng thái xuất siêu? -
Xuất khẩu dệt may tăng trưởng vượt bậc nhờ chiến lược mở rộng thị trường -
Vietnam Airlines khai thác hơn 1.500 chuyến bay đêm trong dịp Tết Nguyên đán 2025 -
Đảm bảo đủ nguồn cung xăng dầu năm 2025 -
Xuất khẩu sang Anh quốc đạt 7,55 tỷ USD trong năm 2024 -
Chạy đua phô diễn công nghệ với robot hút bụi
Gần đây, những thông tin hành lang về việc các mạng di động sẽ buộc người dùng phải trả thêm tiền mới được dùng OTT đang khiến cư dân mạng “dậy sóng”. Theo tính toán sơ bộ, nếu nhà mạng thu thêm khoảng 20.000 đồng/tháng cho mỗi người dùng OTT thì khoảng hơn 10 triệu người Việt Nam đang dùng di động sẽ bị ảnh hưởng. Số tiền phải nộp thêm cho nhà mạng nếu muốn dùng OTT của hơn 10 triệu người khoảng hơn 2.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, đây là chưa phải là điều nghiêm trọng nhất.
Sắp tới người dùng phải trả tiền để dùng OTT?
Một chuyên gia viễn thông cho biết, về mặt bản chất các OTT như Viber, Facebook Messenger, Line, Zalo, KakaoTalk, Skype, Lingo… là các dịch vụ gia tăng trên nền Internet. Các ứng dụng này cùng sử dụng băng thông Internet để làm môi trường cung cấp dịch vụ cho người dùng, tương tự như nghe nhạc, xem phim, đọc báo online. Các mạng di động cung cấp 3G là bán lưu lượng sử dụng băng thông Internet cho khách hàng và họ có quyền sử dụng các dịch vụ gia tăng đa dạng trên đó.
Cũng vì thế, nếu một mạng di động thành công trong việc bắt người dùng di động phải trả thêm 20.000 đồng/ tháng mới được dùng OTT, thì một ngày “đẹp trời” khác họ có quyền tính phí 20.000 đồng/tháng cho bất kỳ ai muốn dùng facebook hoặc đọc: baodautu.v, VnExpress, Dân trí, VietnamNet … hàng ngày dù cả 2 dịch vụ này do công ty khác cung cấp.
Lúc đó, hạ tầng 3G sẽ trở thành một môi trường độc quyền tuyệt đối của nhà mạng và không còn nhiều công ty muốn cung cấp dịch vụ gia tăng trên đó. Điều này đi ngược lại triết lý ban đầu của Internet cũng như 3G là tạo ra môi trường thuận lợi nhất cho sự sáng tạo vô tận của các nhà cung cấp dịch vụ nội dung. Đây chính là nguy cơ lớn nhất, lớn hơn cả việc người dùng di động bị mất thêm vài chục nghìn đồng mỗi tháng.
Đại diện một đơn vị OTT ngoại đang hoạt động Việt Nam chia sẻ: “Trên thế giới, không có một quốc gia nào cho phép mạng di động được thu thêm tiền của khách hàng khi sử dụng các dịch vụ gia tăng trên nền 3G (được cung cấp miễn phí). Bởi điều này là lợi dụng ưu thế độc quyền của việc nắm giữ hạ tầng viễn thông để thực hiện hành vi phân biệt đối xử với các nhà cung cấp khác nhau, vi phạm luật cạnh tranh. Thêm vào đó, việc thu phí phụ thêm này còn kéo giật lùi phát triển của môi trường Internet, tạo ra rào cản lớn cho tăng trưởng của những dịch vụ được người dùng ưa chuộng”.
Trong những ngày gần đây, dư luận chưa hết dậy sóng về vụ tăng vọt cước 3G thì thông tin hành lang về việc thu thêm 20.000 đồng/tháng với người dùng OTT càng làm cho nỗi bức xúc của người dùng di động bùng phát. Liệu nhà mạng có thành công trong việc thu thêm phí của người dùng OTT như đã làm với cước 3G?
Ngọc Toàn (Dân trí)
-
Xuất khẩu dệt may tăng trưởng vượt bậc nhờ chiến lược mở rộng thị trường -
Vietnam Airlines khai thác hơn 1.500 chuyến bay đêm trong dịp Tết Nguyên đán 2025 -
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng dịp Tết -
Đảm bảo đủ nguồn cung xăng dầu năm 2025 -
Doanh nghiệp tăng nguồn cung hàng hóa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 từ 5-20% -
Thương mại Việt Nam - Trung Quốc vượt 205 tỷ USD -
Xuất khẩu rau quả Việt Nam “hái quả ngọt” từ các Nghị định thư
- Nutifood mang xuân yêu thương đến nhiều hoàn cảnh khó khăn
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng
- Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
- Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land
- Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm giải pháp HVAC cho trường Đại học Bách khoa TP.HCM