Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Nhà máy năng lượng tái tạo phải cung cấp FS để xây dựng khung giá điện chuyển tiếp
Thanh Hương - 05/10/2022 10:45
 
Bộ Công thương vừa yêu cầu EVN tính toán khung giá phát điện áp dụng cho các nhà máy điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp.

Bộ Công thương vừa có văn bản yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có văn bản đề nghị các chủ đầu tư các nhà máy điện mặt trời mặt đất, nhà máy điện mặt trời nổi ký kết hợp đồng mua bán điện trước ngày 1/1/2021 và các nhà máy điện gió trên đất liền, nhà máy điện gió trên biển ký kết hợp đồng mua bán điện trước ngày 1/11/2021, cung cấp các báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật đã được thẩm định gửi EVN để phục vụ triển khai tính toán khung giá phát điện áp dụng cho các nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp.

EVN cũng được yêu cầu lựa chọn thông số, tính toán, xây dựng khung giá phát điện của nhà máy điện mặt trời, điện gió theo quy định tại Thông tư 15/2022/TT-BCT ban hành ngày 3/10/2022, trình Cục Điều tiết Điện lực kiểm tra, thẩm định và báo cáo Bộ Công thương xem xét để ban hành khung giá.

Bình luận về yêu cầu này của Bộ Công thương, một số doanh nghiệp năng lượng tái tạo cũng cho rằng, EVN cũng là doanh nghiệp và đang mua điện của chính các nhà máy năng lượng tái tạo, vì thế việc EVN - dù là doanh nghiệp Nhà nước đề xuất khung giá là chưa hợp lý và dễ xung đột lợi ích.

Theo thống kê của Bộ Công thương, công suất các dự án điện gió đã được bổ sung quy hoạch hiện là 11.921 MW. Trong số này, có 146 dự án đã ký hợp đồng mua bán điện (PPA) với công suất là 8.171,475 MW.

Các dự án và phần dự án đã đi vào vận hành thương mại (COD) trong giai đoạn từ năm 2011 đến hết ngày 31/10/2021 là 84 dự án, với tổng công suất 3.980,265 MW. Trong số này có 15 dự án đã COD được một phần công suất là 325,15 MW và tổng công suất chưa COD là 1.031,1 MW.

Cạnh đó, có khoảng 2.428,42 MW điện mặt trời đã được chấp thuận nhà đầu tư (bao gồm cả những dự án đã hoàn thành thi công nhưng chưa được bán điên) cũng đang được Bộ Công thương đề xuất bổ sung quy hoạch để phát triển tới năm 2030.

Đây là các dự án điện mặt trời nằm trong số 51 dự án/hoặc một phần dự án điện mặt trời có với tổng công suất 6.564,67 MW đã được phê duyệt bổ sung quy hoạch, nhưng chưa vào vận hành trước ngày 1/1/2021 và hiện đang chơi vơi vì chưa có chính sách tiếp theo cho loại hình này.

Tính tới ngày 31/12/2020, đã có 148 dự án điện mặt trời được công nhận COD với tổng công suất là 8.652,9 MW.

Dự án năng lượng tái tạo rơi vào bế tắc
Dự án dở dang chưa chốt được phương án giá để thoát bế tắc, cơ chế cho các dự án mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện từ năng...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư