
-
Doanh nghiệp thích ứng với thuế quan
-
Vincom Retail tiếp tục được vinh danh Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam và Lãnh đạo xanh châu Á
-
Khơi nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân
-
Chính thức áp thuế chống bán phá giá thép cán nóng nhập khẩu 5 năm
-
Nỗ lực trở lại đường đua của các thương hiệu huyền thoại -
Vietjet công bố Giám đốc Điều hành mới
Không nhiều người biết được rằng, để BuyMed có được thành công, đưa thuocsi.vn trở thành nền tảng thương mại điện tử dược phẩm hàng đầu Việt Nam, có những giai đoạn, Nhà đồng sáng lập, CEO Hoàng Nguyễn phải nhắn tin chào hàng 100 dược sĩ mỗi ngày.
Anh kể: “Tôi tìm số điện thoại của dược sĩ trên khắp cả nước. Cứ 100 người tôi gọi tới, thì có 2 - 3 người đồng ý tìm hiểu, sử dụng sản phẩm”.
Nỗ lực như vậy trong vòng 1 năm, CEO Hoàng Nguyễn đã xây dựng được bộ dữ liệu khách hàng riêng cho BuyMed. Thay vì thuyết phục tất cả mọi người sử dụng, anh tập trung vào nhóm những người đồng ý tìm hiểu, sử dụng sản phẩm (được gọi là “Innovators”) và lắng nghe những góp ý của họ. Sau này, tất cả quy trình từ mua hàng, đến bán hàng, giao hàng…, Hoàng Nguyễn đều tự mình thiết kế để hiểu rõ cách làm việc với các nhà cung cấp.
Đến nay, BuyMed đã xây dựng nhà kho tại 3 thành phố là TP.HCM, Hà Nội và Bình Dương với tổng diện tích 18.000 m2, phục vụ hơn 30.000 khách hàng trên cả nước, trong đó có hơn 17.000 khách đặt hàng thường xuyên mỗi tháng.
Ví dụ thực tế từ BuyMed cho thấy, nhà sáng lập start-up nên tự mình đi bán những sản phẩm đầu tiên. Qua các cuộc trò chuyện trực tiếp với khách hàng, nhà sáng lập có thể thu thập phản hồi, nắm bắt các vấn đề mà khách hàng gặp phải và điều chỉnh sản phẩm sao cho phù hợp nhất. Điều này không chỉ giúp cải thiện sản phẩm, mà còn giúp tạo ra những mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng ngay từ đầu.
Về phía khách hàng, nếu thấy đội ngũ sáng lập trực tiếp bán sản phẩm, họ sẽ cảm thấy yên tâm hơn về chất lượng và cam kết của doanh nghiệp. Thông qua quá trình bán hàng, nhà sáng lập có thể truyền đạt tầm nhìn, giá trị và sứ mệnh của doanh nghiệp một cách rõ ràng, chân thành, tạo ra những kết nối sâu sắc hơn với khách hàng.
Bên cạnh đó, việc tham gia bán hàng giúp nhà sáng lập có cái nhìn toàn diện về quy trình hoạt động của doanh nghiệp. Họ sẽ hiểu rõ hơn về các thách thức và vấn đề thực tế trong việc triển khai sản phẩm, từ đó đưa ra các quyết định chiến lược chính xác hơn. Điều này cũng giúp nhà sáng lập phát hiện và khắc phục những vấn đề trong hệ thống phân phối, quy trình bán hàng và dịch vụ khách hàng, tối ưu hóa hoạt động của start-up.
Cuối cùng, việc nhà sáng lập tham gia bán hàng còn thể hiện cam kết và sự cống hiến của họ đối với start-up. Nhà sáng lập trở thành đại diện truyền cảm hứng, củng cố động lực cho toàn đội ngũ, tạo ra môi trường làm việc tích cực và đầy nhiệt huyết. Nhân viên sẽ cảm thấy được thúc đẩy khi thấy rằng lãnh đạo không chỉ nói, mà còn hành động để đạt được mục tiêu chung.

-
Chính thức áp thuế chống bán phá giá thép cán nóng nhập khẩu 5 năm -
Nỗ lực trở lại đường đua của các thương hiệu huyền thoại -
Tái định hình cuộc chơi: Cạnh tranh trong ngành xây dựng và vai trò của chính sách FDI -
Vietjet công bố Giám đốc Điều hành mới -
Tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia từ gỡ rào cản phi thuế quan đúng cách -
Doanh nghiệp quay lại thị trường cao kỷ lục, kinh tế tăng trưởng rõ nét -
80,8% doanh nghiệp chọn tin tưởng và kỳ vọng vào quý III/2025
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower