Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 07 tháng 05 năm 2024,
Tiêu điểm kinh doanh trong tuần
Nhân sự Habeco, Vinapharm; Thực phẩm Thủy Tạ làm con Hapro; GELEX thoái các dự án điện
Khánh An tổng hợp - 02/07/2023 08:04
 
Nova Consumer lên sàn UPCoM, thay vì HOSE; Habeco, Vinapharm công bố nhân sự mới; Thực phẩm Thủy Tạ làm con Hapro; GELEX thoái các dự án điện.

Ông Trần Đình Thanh tiếp tục làm Chủ tịch Habeco

HĐQT Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội vừa ban hành nghị quyết bầu ông Trần Đình Thanh, phụ trách Bộ phận đại diện phần vốn Nhà nước, Thành viên HĐQT và  giữ chức Chủ tịch HĐQT Habeco nhiệm kỳ 2023-2028 từ 28/06.

Chủ tịch Habeco Trần Đình Thanh (người đứng).

Đồng thời, bổ nhiệm lại có thời hạn ông Ngô Quế Lâm, đại diện phần vốn Nhà nước, Thành viên HĐQT - giữ chức Tổng giám đốc Habeco từ ngày 28/06. 

Cùng ngày, Ban kiểm soát Habeco bầu bà Chử Thị Thu Trang làm Trưởng Ban kiểm soát.

Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên 2023 trước đó, Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2023-2028 gồm ông Trần Đình Thanh, ông Ngô Quế Lâm, ông Bùi Hữu Quang và ông Trần Danh Đáng (Thành viên HĐQT độc lập). BKS nhiệm kỳ 2023-2028 gồm bà Chử Thị Thu Trang và ông Trần Đức Giang. 

Tính tới hết quý 1/2023, Habeco có 2 cổ đông lớn là Bộ Công thương (sở hữu hơn 189 triệu cổ phần, chiếm tỷ lệ 81,79%) và Carlsberg Breweries A/S (sở hữu hơn 40 triệu cổ phần, tỷ lệ 17,34%).

Năm 2023, Habeco đặt kế hoạch doanh thu tiêu thụ sản phẩm chính hơn 7,367 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2022; lợi nhuận trước thuế gần 274 tỷ đồng, giảm 47%. Dự kiến tỷ lệ cổ tức 2023 là 8%.

Kết thúc 3 tháng đầu năm, Habeco đi được 11% kế hoạch doanh thu và 16% kế hoạch lợi nhuận trước thuế.

Tổng công ty Dược Việt Nam (Vinapharm) công bố tân Tổng giám đốc

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 của Vinapharm đã xem xét, thông qua sửa đổi, bổ sung Điều lệ và một số Quy chế hoạt động để đáp ứng yêu cầu về quản trị của Vinapharm trong thời gian tới. Đây là ĐHCĐ đầu tiên sau khi quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại Vinapharm đã được chuyển giao từ Bộ Y tế sang SCIC.

Theo Điều lệ mới được Đại hội thông qua, Vinapharm thay đổi người đại diện pháp luật từ Chủ tịch HĐQT sang Tổng giám đốc.

Cũng tại Đại hội, Vinapharm đã thực hiện kiện toàn lại Ban lãnh đạo. Trong đó, số lượng thành viên HĐQT sau khi bầu bổ sung là 6 thay vì 5 thành viên như trước đây, số lượng thành viên Ban Kiểm soát mới là 4 thay vì 3 thành viên như trước đây.

Ông Đinh Xuân Hấn được bầu làm Chủ tịch HĐQT thay cho ông Lê Văn Sơn nghỉ hưu theo chế độ. Đồng thời HĐQT Vinapharm bổ nhiệm bà hàn Thị Khánh Vinh đảm nhận chức vụ Tổng giám đốc và trở thành người đại diện theo pháp luật của Vinapharm.

Bà Hàn Thị Khánh Vinh, Tổng giám đốc và trở thành người đại diện theo pháp luật của Vinapharm.

Bà Hàn Thị Khánh Vinh sinh năm 1975, tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Kế toán Quốc tế tại Trường Đại học Công nghệ Swinburne – Melbourne (Australia), và là cử nhân Kinh tế chuyên ngành Kế toán, trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Bà có hơn 27 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Tài chính Kế toán và có hơn 7 năm gắn bó, làm việc và nắm giữ vị trí Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc phụ trách Tài chính và Đầu tư tại Vinapharm.

Năm 2023, Vinapharm đã đặt kế hoạch tổng doanh thu và thu nhập 5.917,8 tỷ đồng, tăng 4,34% so với cùng kỳ và lợi nhuận trước thuế dự kiến 334,52 tỷ đồng, gấp 2,5 lần lợi nhuận thực hiện trong năm 2022.

Hapro có thêm "con" là Thực phẩm Thủy Tạ 

Tổng công ty thương mại Hà Nội - CTCP (Hapro) nhận được công văn của CTCP Thủy Tạ và CTCP Thực phẩm Thủy Tạ về việc thực hiện phương án tách công ty.

Theo đó, CTCP Thực phẩm Thủy Tạ được tách từ CTCP Thủy Tạ (công ty bị tách). Sau khi tách công ty, số lượng cổ phần của CTCP Thủy Tạ và CTCP Thực phẩm Thủy Tạ do Hapro sở hữu đều là 449,925 cổ phần, tương ứng 30% vốn điều lệ.

Như vậy, với việc công ty liên kết của Hapro là CTCP Thủy Tạ thực hiện phương án tách công ty, Hapro có thêm 1 công ty liên kết là CTCP Thực phẩm Thủy Tạ.

CTCP Thủy Tạ là Nhà hàng Thuỷ Tạ, được thành lập từ tháng 05/1958.

Tiền thân của CTCP Thủy Tạ là Nhà hàng Thuỷ Tạ, được thành lập từ tháng 05/1958. Ngành nghề chính là kinh doanh nhà hàng ăn uống; sản xuất và kinh doanh sản phẩm kem công nghiệp mang thương hiệu Thuỷ Tạ; sản xuất và kinh doanh sản phẩm nước tinh khiết mang thương hiệu Pha Lê; dịch vụ kinh doanh vật tư ngành ảnh. Hiện nay, Công ty tập trung kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ chính trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Về tình hình kinh doanh của Hapro, trong quý 1/2023, Công ty lỗ ròng gần 14 tỷ đồng, tăng lỗ thêm gần 6,7 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2022.

Giải trình nguyên nhân tăng lỗ, Hapro cho biết do những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 nên các hoạt động kinh doanh chính của Tổng công ty chưa phục hồi trở lại. Hoạt động xuất khẩu bị đình trệ do bất ổn về chính trị và dịch bệnh; hoạt động bán lẻ, kinh doanh dịch vụ và khai thác hạ tầng thương mại vẫn chưa được phục hồi sau đại dịch. Các công ty thành viên cũng chịu ảnh hưởng tương tự nên Tổng công ty không có được nguồn cổ tức của các khoản đầu tư như các năm trước.

Tính đến ngày 31/03/2023, Hapro ghi nhận khoản đầu tư góp vốn hơn 134 tỷ đồng vào 16 công ty liên kết. Trong đó, Hapro sở hữu 30% vốn tại CTCP Thủy Tạ với giá trị góp vốn tương đương gần 17 tỷ đồng, không đổi so với đầu năm nay.

GELEX đang đàm phán thoái các dự án điện 

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023, GELEX thông tin đang triển khai tái cấu trúc các mảng kinh doanh cũng như tích cực nắm bắt các cơ hội hợp tác quốc tế.

Trụ điện gió tại dự án nhà máy điện gió GELEX 1, 2, 3 tại Quảng Trị.

Trong đó, GELEX có chủ trương cơ cấu lại danh mục các dự án điện đã vận hành trong hệ thống thông qua việc thoái tối đa hoặc toàn bộ cổ phần/phần vốn góp tại các công ty dự án điện này cho các nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng. Hiện tại, GELEX đang trong quá trình làm việc, thương thảo để đi đến thống nhất và hoàn tất giao dịch với nhà đầu tư nước ngoài.

GELEX có 5 dự án điện gió tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị với tổng mức đầu tư hơn 6.000 tỷ đồng, bao gồm: Dự án nhà máy điện gió Hướng Phùng 2, Hướng Phùng 3 (gồm 12 turbine với tổng công suất lắp đặt 50 MW); và các Dự án nhà máy điện gió GELEX 1, 2, 3  đã được công nhận vận hành thương mại, đủ điều kiện để được hưởng giá điện ưu đãi (8,5 cents/kWh trong vòng 20 năm, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) - theo Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg, ngày 10/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam.

Các dự án điện gió của GEX được tài trợ bởi B IDV, VietinBank, và đồng tài trợ bởi Ngân hàng Landesbank Baden-Württemberg (LBBW) Cộng hòa Liên bang Đức theo hình thức tín dụng xuất khẩu (ECA) với tổ chức bảo hiểm là Euler Hermes.Với hình thức tín dụng này, các dự án được tiếp cận nguồn vốn lãi suất thấp với thời gian cho vay dài.

Cùng với các dự án trước đó, GEX đã có tổng cộng 260 MW điện đi vào vận hành với tổng sản lượng điện của các nhà máy ước đạt khoảng 700 triệu kWh/năm, dự kiến nâng tổng công suất năng lượng tái tạo sở hữu đến năm 2025 lên 800 MW.

GEX đang đẩy nhanh tiến trình tái cấu trúc, hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững. Ghi nhận tại 31/3/2023, tổng tài sản của GELEX đạt 52,619 tỷ đồng, tăng 0.4% so với thời điểm đầu năm. Cơ cấu tài sản, nguồn vốn ổn định.

 Nova Consumer lên sàn UPCoM, thay vì HoSE

Thay vào đó, Công ty hiện đã hoàn thiện hồ sơ để lên sàn UPCoM. Do quy định Sở giao dịch cần 30-45 ngày để thẩm định hồ sơ nên dự kiến hồ sơ đăng ký giao dịch của Công ty sẽ được phê duyệt vào tháng 7. Như vậy, Công ty không thể đăng ký niêm yết lên sàn HOSE như những gì đã thông qua tại Đại hội năm trước.

Thông tin được đưa ra tại ĐHĐCĐ thường niên 2023 của CTCP Tập đoàn Nova Consumer. Lý do, vừa qua là năm thị trường chứng khoán không thuận lợi, cộng với đó là HoSE sắp xếp lại tổ chức nên quá trình thẩm định hồ sơ bị chậm trễ.

ĐHĐCĐ cũng đã thông qua kế hoạch kinh doanh trong thời gian tới.

Nova Consumer sẽ tập trung chủ yếu vào mảng nông nghiệp, nhất là thuốc thú y.

Cụ thể, đối với năm 2023, Nova Consumer đặt mục tiêu doanh thu thuần đạt 5.629 tỷ đồng và lãi sau thuế gần 17 tỷ đồng. Tuy nhên, điều đáng chú ý là mục tiêu doanh tăng trưởng hơn 15% trong khi mục tiêu lợi nhuận giảm gần 94%.

Về định hướng trong năm nay, ban lãnh đạo Nova Consumer cho biết trước sự bất ổn và biến động của giá heo, Công ty sẽ giảm thiểu rủi ro nguồn vốn và không mở rộng thêm trang trại heo nái và heo thịt, tập trung tối đa công suất các trang trại đang thuê hiện tại để tối ưu các định phí.

Tuy nhiên, Công ty vẫn sẽ tiếp tục duy trì thị phần hiện tại trong mảng thuốc thú y, đồng thời tận dụng đà tăng trưởng từ năm 2022 với mảng thức ăn chăn nuôi để giành thêm thị phần từ các đối thủ cạnh tranh trong năm 2023, vốn hiện là mảng kinh doanh cốt lõi của Công ty trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mặt khác, Công ty sẽ cắt lỗ mảng trại gà bằng cách chuyển nhượng các trại đang thuê cho nhà đầu tư mới và hoàn thành chuyển nhượng trong quý II/2023.

Liên quan đến mảng hàng tiêu dùng, trong bối cảnh chi tiêu vẫn bị ảnh hưởng bởi tác động kép của COVID-19 và những bất ổn kinh tế. Công ty chỉ kỳ vọng mức tăng trưởng khiêm tốn một chữ số cho mảng thực phẩm và đồ uống.

Chủ tịch HĐQT Nova Consumer ông Nguyễn Hiếu Liêm cho biết trong giai đoạn 2023-2027, Công ty sẽ tập trung chủ yếu vào mảng nông nghiệp, nhất là thuốc thú y do đây là hoạt động kinh doanh đã diễn ra suốt 31 năm và xuất khẩu 28 năm sang các thị trường như Thái Lan, Malaysia, Arab Saudi… Đây là mảng có điểm sáng hiếm hoi của Công ty trong 6 tháng đầu năm 2023 khi ghi nhận tốc độ tăng trưởng 50%.

Đối với mảng trang trại chăn nuôi, dự kiến trong năm 2023, Nova Consumer sẽ cung cấp cho thị trường 350 ngàn con heo thịt.

Gelex khuyến cáo nhà đầu tư cảnh giác tin đồn
Giao dịch cổ phiếu GEX tăng vọt lên 51,4 triệu cổ phiếu trong phiên hôm qua (26/6). Phía Gelex khẳng định luôn coi trọng nguyên tắc thượng tôn pháp...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư