Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Nhân sự hậu COVID-19: Hãy là một “kỳ thủ” thông minh
Như Loan - 15/05/2020 13:24
 
Một “kỳ thủ” thông minh là một người chơi chủ động với nước cờ thoả 3 tiêu chí: hợp thời cuộc, đối ứng linh hoạt và đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp và người lao động.

Một “kỷ nguyên” mới cho bộ phận nhân sự

Năm 2020, cơn đại dịch toàn cầu COVID-19 bùng nổ tạo nên một vòng xoáy suy thoái toàn cầu. Tuy nhiên, trong hội nghị “Thủ tướng Chính phủ gặp doanh nghiệp: Cùng nỗ lực - Vượt thách thức - Đón thời cơ - Phục hồi nền kinh tế” sáng 9/5/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết sự tăng trưởng của Việt Nam (3,83%) duy trì được mức cao hơn so với bình quân tăng trưởng mà các nước đạt được trong thời kỳ thuận lợi. Điều này hứa hẹn hậu COVID-19 có thể là thời điểm thích hợp để doanh nghiệp Việt “lội ngược dòng”, bứt phá với những chiến lược kinh doanh đúng đắn, tạo nên những kỳ tích mới.

Khuyến nghị những giải pháp giúp doanh nghiệp Việt bình tĩnh trong tâm dịch và bứt phá hậu COVID-19, ông Colin Blackwell, Chủ tịch Ủy ban Nhân sự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) cho biết: “Các doanh nghiệp thường áp dụng công nghệ và thay đổi cách vận hành để đối mặt khi có khủng hoảng. Hướng xử lý này tuy cần thiết nhưng cũng phải lường trước được những gia giảm trong năng suất lao động. Nguyên nhân có thể do yếu tố con người, khi khối nhân sự phải làm quen với cách thức làm việc hoàn toàn mới”.

.

“Chi lược nhân sự cần phải song hành với chiến lược phát triển của doanh nghiệp – một điều tối quan trọng trong giai đoạn khủng hoảng của COVID-19”, ông Colin chia sẻ.

Có thể nói, hậu COVID-19 mở ra một “kỷ nguyên” mới để bộ phận nhân sự từng bước khẳng định năng lực và vai trò của mình. CEO của Tổ chức uy tín hàng đầu thế giới về Chứng nhận Nhân sự quốc tế (tên viết tắt: HRCI), bà Amy Schabacker Dufrane, Ed.D., SPHR, CAE từng chia sẻ: “Bộ phận nhân sự tái định nghĩa chức năng của mình khi trở thành một người đồng hành đáng tin với doanh nghiệp, một nhà tư vấn chiến lược hiệu quả và là một bộ phận cộm cán cho ban giám đốc”.

Rõ ràng, khi con người chịu tác động bởi những biến cố bất ngờ, nếu như không có một cơ chế, chính sách, chiến lược phù hợp, thì những tổn thất về mặt nhân sự của doanh nghiệp sẽ cực kỳ nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng đến những hoạch định kinh doanh dài hạn của công ty.

“Nhân sự là một trong những bộ phận chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất khi cuộc khủng hoảng ập đến. Tuy nhiên, nhân sự cũng chính là lực lượng cốt lõi để có thể giải quyết được bài toán này. Bộ phận nhân sự đang đối mặt với một cơ hội đầy thử thách và là “thời cơ vàng” để chứng minh khả năng lãnh đạo mang tính chiến lược thông qua việc tái cấu trúc quá trình làm việc để giúp công ty vượt qua giai đoạn khó khăn. Sự chuyển giao trong phương thức làm việc cần mối liên kết chặt chẽ giữa nhân sự, IT và cả bộ phận vận hành. Tuy nhiên, yếu tố con người vẫn là ưu tiên hàng đầu trong các đối ứng nhân sự. Chính vì vậy, giai đoạn này là khoảng thời gian để bộ phận nhân sự phát huy hết công suất”, theo ông Colin Blackwell.

“Kỳ thủ” thông minh của “bàn cờ người”

Giữa lúc doanh nghiệp cần khôi phục và bứt phá sau trận đại dịch, bộ phận nhân sự - “kỳ thủ” cho “bàn cờ” này - phải là một người chơi chủ động, sáng tạo và linh hoạt để đề ra một chiến lược con người giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu dài hạn trong tương lai và bảo vệ được tiềm lực nội tại của doanh nghiệp đó. Một giải pháp nhân sự phù hợp và chỉn chu, cần phải thoả mãn 3 yếu tố: hợp thời cuộc, đối ứng linh hoạt và đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp và người lao động.

Nhu cầu tái cấu trúc của các doanh nghiệp hiện nay đòi hỏi một kế hoạch hành động cụ thể, nhanh nhạy và ứng biến linh hoạt từ bộ phận nhân sự
Nhu cầu tái cấu trúc của các doanh nghiệp hiện nay đòi hỏi một kế hoạch hành động cụ thể, nhanh nhạy và ứng biến linh hoạt từ bộ phận nhân sự

Ông Colin Blackwell đề xuất bộ phận nhân sự nên áp dụng các chiến lược xung quanh các chính sách mới như cho làm việc từ xa, xây dựng hệ thống đánh giá năng lực và chính sách ký kết hợp đồng mới, tự động hoá hoặc thuê ngoài các bộ phận hỗ trợ nghiệp vụ. Việc sử dụng các công cụ bảo mật phù hợp, đặc biệt là an ninh mạng của hệ thống cần được quan tâm hơn bên cạnh việc hướng dẫn, đào tạo cán bộ lãnh đạo và nhân viên để tối ưu hoá hiệu suất. Doanh nghiệp cũng có thể gia tăng hình ảnh thương hiệu và tuyển dụng của mình nếu có những giải pháp đối ứng linh hoạt.  

Trong khi đó, bà Tiêu Yến Trinh – CEO của Công ty Cổ phần Kết nối Nhân tài – Talentnet cho biết: “Phương án ứng xử về nhân lực cần được đề ra thì nhiều vô số. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp cần phải cẩn trọng trong việc lựa chọn phương án nào là ưu việt và phù hợp với nguồn nhân lực của công ty. Mỗi phương án đó đều cần có sự đồng lòng và niềm tin từ ban lãnh đạo cho đến bộ phận nhân sự và nguồn lao động”.

Giai đoạn hậu COVID-19 hiện tại là thời điểm không một doanh nghiệp nào có thể tiên đoán được bất cứ điều gì ngoại trừ việc chuẩn bị những kế hoạch nhân sự dự phòng ứng biến chỉn chu nhất. Sân chơi cấp tiến dành cho các doanh nghiệp – Vietnam HR Awards 2020 – cũng quay trở lại với Phiên bản Đặc biệt, có sứ mệnh tìm kiếm và vinh danh những chính sách nhân sự ứng biến xuất sắc, “biến nguy thành cơ” từ trong nghịch cảnh.

Vietnam HR Awards 2020 được thiết kế không chỉ dành ra cho các “ông lớn” mà còn phù hợp với các công ty vừa và nhỏ đáp ứng được các tiêu chí của Ban tổ chức. Các doanh nghiệp có trên 50 nhân viên có thể gửi hồ sơ dự thi đến ngày 01/8/2020 tại vietnamhrawards.com
Vietnam HR Awards 2020 chính thức khởi động với Phiên bản đặc biệt giữa bối cảnh COVID-19
6 doanh nghiệp và 6 chiến lược gia nhân sự sẽ được tôn vinh tại Giải thưởng danh tiếng Vietnam HR Awards mùa IV, năm 2020.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư