
-
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025
-
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm
-
Cuộc chơi lớn giữa các doanh nghiệp ngành vật liệu chịu lửa
-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều
-
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan
![]() |
4 tháng dầu năm 2022, nhập siêu máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện hơn 11,5 tỷ USD. |
Nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 4 tháng đầu năm 2022 tăng mạnh để phục vụ cho sản xuất tiêu dùng trong nước và các đơn hàng xuất khẩu. Riêng trong tháng 4, trị giá nhập khẩu nhóm hàng này là 7,54 tỷ USD.
Lũy kế 4 tháng đầu năm 2022, trị giá đạt 29,22 tỷ USD, tăng 30,7%, tương ứng tăng 6,86 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Về cơ cấu thị trường, đứng đầu là nhập khẩu từ Hàn Quốc, với 8,54 tỷ USD, tăng mạnh 46,1%; từ Trung Quốc là 8,2 tỷ USD, tăng 29%; từ Đài Loan với 4,1 tỷ USD, tăng 39,1%; từ Nhật Bản với 2,37 tỷ USD, tăng 40,7%… so với cùng kỳ năm 2021.
Tốc độ tăng xuất khẩu nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 4 tháng dù tăng cao 2 con số, nhưng vẫn tăng thấp hơn tốc độ tăng ở chiều nhập khẩu, với trị giá xuất khẩu đạt 17,71 tỷ USD, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong 4 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện sang Hoa Kỳ đạt 4,47 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước; sang thị trường Trung Quốc đạt 3,86 tỷ USD, tăng 16,6%; sang thị trường EU(27) đạt 2,52 tỷ USD, tăng 15,2%; sang thị trường Hồng Kông đạt 1,82 tỷ USD, giảm 2,7%; sang thị trường Hàn Quốc đạt 1,34 tỷ USD, giảm 2,1%...
Do đó, nhập siêu nhóm hàng này sau 4 tháng đã lên tới 11,5 tỷ USD, trong khi con số nhập siêu cả năm ngoái là 24,6 tỷ USD.
Năm 2021, xuất khẩu máy tính và linh kiện điện tử đạt 50,8 tỷ USD, tăng 14,0% so với năm 2020 và chiếm trên 15,1% tổng
kim ngạch xuất khẩu hàng hóa.
Trong đó, xuất khẩu máy tính và linh kiện điện tử của các doanh nghiệp FDI đạt trên 49,7 tỷ USD, tăng 15,2% so với năm trước và chiếm 97,8% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước.
Nhập khẩu nhóm hàng này đạt 75,44 tỷ USD, tăng 17,9%, riêng nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI đạt 69,5 tỷ USD, tăng 22,36% so với năm 2020 và chiếm 92,14% tổng kim ngạch nhập khẩu. Theo Bộ Công thương, Việt Nam nhập khẩu chủ yếu là các loại linh kiện phục vụ sản xuất, chiếm khoảng 91,4% kim ngạch nhập khẩu của cả nhóm hàng.
Các thị trường chính nhập khẩu máy tính và linh kiện điện tử của nước ta gồm có: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, các nước ASEAN, Hoa Kỳ và EU. Tổng kim ngạch nhập khẩu từ các thị trường này chiếm trên 96,6% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của cả nước năm 2021.
Trong đó: nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 21,86 tỷ USD, tăng 18,46% so với năm trước; nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 20,29 tỷ USD, tăng 18,36%; nhập khẩu từ Đài Loan đạt 9,62 tỷ USD, tăng 25,57%; nhập khẩu từ Nhật Bản đạt 6,22 tỷ USD, tăng 15,72%.

-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều -
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan -
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Mỹ -
Chỉ mất 1 ngày để thực hiện nhiều thủ tục hành chính trong đăng ký doanh nghiệp -
Bộ Công thương tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra gạch ốp lát nhập từ Ấn Độ -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 3/7/2025
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower