-
Đạt tiêu chuẩn hàng không, CHIN-SU Phở Story đồng hành trên các chuyến bay Vietjet -
Hòa Phát cấp hơn 5.000 tấn thép xây Dự án Khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ -
EVNSPC “xuyên đêm” đưa các công trình điện trọng điểm về đích -
AEON Việt Nam lọt Top 3 Doanh nghiệp bền vững ngành thương mại - dịch vụ -
Công ty Thủy điện Sông Tranh về đích kế hoạch năm 2024 trước 31 ngày -
Khởi công, đóng điện hàng loạt dự án 110 kV tại miền Trung - Tây Nguyên
Nhập siêu 7 tháng 2022 của nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đã vượt 18 tỷ USD. |
Tổng cục Hải quan vừa có số liệu về những mặt hàng có mức nhập khẩu tăng vọt trong 7 tháng 2022. Dẫn đầu nhóm nhập khẩu nhiều là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 7 tháng đầu năm 2022 vọt lên 50,1 tỷ USD, tăng 25,6% so với cùng kỳ.
Các thị trường nhập khẩu chính của nhóm hàng này là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan..., trong đó, nhập khẩu lớn nhất từ thị trường Trung Quốc là 14,64 tỷ USD, tăng 25,6%; từ Hàn Quốc là 14,33 tỷ USD, tăng 37,1%; từ Đài Loan 6,98 tỷ USD, tăng 35,7%; từ Nhật Bản 4,05 tỷ USD, tăng 34,6%… so với cùng kỳ năm 2021.
Con số 50,1 tỷ USD chi nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 7 tháng qua đã xấp xỉ bằng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này trong cả năm ngoái.
Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu máy tính và linh kiện điện tử năm 2021 đạt 50,8 tỷ USD, tăng 14,0% so với năm 2020 và chiếm trên 15,1% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa. Trong đó, xuất khẩu máy tính và linh kiện điện tử của các
doanh nghiệp FDI đạt trên 49,7 tỷ USD, tăng 15,2% so với năm trước và chiếm 97,8% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước
Trong khi xuất khẩu 7 tháng dù tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 31,72 tỷ USD, thì nhập siêu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện trên 18 tỷ USD.
Nhập khẩu điện thoại các loại và linh kiện, 7 tháng/2022 tăng 12,4% so với cùng kỳ, trị giá 12,08 tỷ USD, Hàn Quốc và Trung Quốc vẫn là 2 thị trường chính cung cấp điện thoại các loại và linh kiện cho Việt Nam với tổng trị giá đạt 11,05 tỷ USD, chiếm 91,5% tổng trị giá nhập khẩu của nhóm hàng này.
Sắt thép các loại cũng có mức tăng mạnh về nhập khẩu, với 7,4 triệu tấn, trị giá đạt hơn 8 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước.
Một nhóm hàng giảm tốc về nhập khẩu trong 7 tháng qua là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, đạt 26,64 tỷ USD, giảm 1,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khối các doanh nghiệp FDI nhập khẩu 18,59 tỷ USD, tăng 3,8% và khối các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu 8,05 tỷ USD, giảm 12,7%.
Nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may, da, giày (bao gồm: bông, xơ sợi dệt, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày) đạt 16,96 tỷ USD, tăng 7,3% (tương ứng tăng 1,16 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021.
Nhập khẩu than các loại đạt gần 19,55 triệu tấn, giảm 37,4% về lượng so với 7 tháng/2021, nhưng lại tăng 120,5% về trị giá, đạt gần 5 tỷ USD, tăng 120,5%.
-
Đàm phán cam kết về hải quan, tạo thuận lợi thương mại trong các FTA -
Yêu cầu bắt buộc về chuyển đổi xanh, xuất khẩu xanh -
Công ty Thủy điện Sông Tranh về đích kế hoạch năm 2024 trước 31 ngày -
Khởi công, đóng điện hàng loạt dự án 110 kV tại miền Trung - Tây Nguyên -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 4/12/2024 -
Lũy kế 11 tháng năm 2024, doanh thu toàn TKV đạt 150.157 tỷ đồng -
Người lao động EVNGENCO1 không ngừng học hỏi, nghiên cứu, sáng tạo
- Lợi nhuận hấp dẫn, giới đầu tư "săn" căn hộ cho thuê
- Vietnam Airlines mời chào giá Gói dịch vụ Sửa chữa và đại tu động cơ phụ APU 131-9A
- Agribank thông báo thời gian giao dịch ngoài giờ hành chính cập nhật thông tin sinh trắc học và giấy tờ tùy thân
- Chung tay chăm sóc trẻ em vùng cao cùng mỹ phẩm Cocoon và UNESCO-CEP
- Bà Rịa - Vũng Tàu tinh gọn để phát triển
- Giọng hát hay Hà Nội, sức hút của một biểu tượng âm nhạc Thủ đô