
-
Nhà nông phấn khởi thu lợi nhờ mô hình liên kết sản xuất lúa chất lượng cao của PVCFC
-
Hòa Phát đầu tư đóng mới hai tàu tải trọng 24.500 tấn
-
Tạo thương vụ gọi vốn lớn để nuôi dưỡng kỳ lân
-
Khó kiểm toán doanh nghiệp dưới 50% vốn nhà nước
-
Cửu Long JOC đã đầu tư 7,7 tỷ USD, nộp ngân sách hơn 12 tỷ USD -
Tập đoàn Hưng Thịnh cam kết xây dựng 150.000 nhà ở xã hội
![]() |
Nhập khẩu than 7 tháng đạt hơn 5 tỷ USD, tăng gần 123% để phục vụ các nhà máy nhiệt điện than. |
Bộ Công thương cho biết, chi nhập khẩu các nhóm hàng năng lượng tiếp tục tăng cao trong 7 tháng đầu năm 2022. Việc tăng ngoại tệ nhập khẩu một phần do sản lượng nhập khẩu tăng, một phần do nguồn cung khan hiếm nên giá nhập khẩu tăng.
Trong đó, kim ngạch nhập khẩu than đá tăng tới 122,8% so với cùng kỳ năm trước, trị giá hơn 5 tỷ USD để phục vụ nhu cầu của các nhà máy nhiệt điện than. Chi nhập xăng dầu các loại cũng tăng 125,7%, trị giá 5,87 tỷ USD; dầu thô tăng 31,2%, trị giá 3,93 tỷ USD; Khí đốt hoá lỏng gần 900 triệu USD tăng 43,3%...
Như vậy, tổng chi ngoại tệ để nhập khẩu nhóm hàng hóa năng lượng trong 7 tháng qua đã vọt lên 15,7 tỷ USD, vượt 500 triệu USD so với mức 15,134 tỷ USD của cả năm 2021.
Giá cả nhóm hàng nhiên liệu, năng lượng tăng cao, Việt Nam cũng được lợi phần nào khi xuất khẩu, nhưng do xuất khẩu kém nhiều so với nhập khẩu, thành thử, nhập siêu của nhóm hàng này phục vụ các ngành sản xuất chủ lực trong nước vẫn cực lớn.
Số liệu thống kê cho thấy, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản trong 7 tháng đầu năm 2022 tiếp tục đà tăng cao nhất trong các nhóm hàng, tăng 116,9% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó xuất khẩu xăng dầu, than đá và quặng, khoáng sản khác tăng cao do giá các mặt hàng này tăng cao.
Điển hình xuất khẩu dầu thô tăng 57,4%, đạt 1,466 tỷ USD, xuất khẩu xăng dầu đạt 1,137 tỷ USD, tăng 53%, quặng và khoáng sản khác tăng 13,2%.
Nhu cầu sử dụng than đá, xăng dầu, khí đốt trong những tháng cuối năm 2022 còn tiếp tục tăng cao, Việt Nam vẫn cần nguồn than lớn cho các nhà máy nhiệt điện, sản xuất phân bón, hóa chất, xi măng...
Theo kế hoạch, riêng sản lượng than cấp cho các nhà máy nhiệt điện năm 2022 là 35 triệu tấn, tuy nhiên, Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết, việc cung cấp phụ thuộc nhiều nhập khẩu.
Trong bối cảnh nguồn cung than trong nước phục vụ sản xuất điện thiếu hụt, việc đẩy nhanh việc nhập khẩu than từ các thị trường Australia, Nam Phi...được các Bộ ngành, doanh nghiệp rốt ráo triển khai tìm nguồn ngay từ đầu năm.
Dù vậy, việc nhập khẩu than gặp thách thức về giá nhập khẩu tăng mạnh do kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi, đẩy nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu năm 2022 tăng cao và chiến sự Nga - Ukraine tác động lớn tới kinh tế, làm giá dầu, sắt thép, than tăng vọt...có thời điểm lên đến 450-490 USD/tấn.
Giá than nhập khẩu tăng cao đang gây áp lực lớn, giảm hiệu quả kinh doanh đối với hoạt động sản xuất điện trong nước. Than chiếm khoảng 90% trong cơ cấu chi phí nguyên vật liệu của các doanh nghiệp nhiệt điện than, trong khi giá nguyên liệu này tăng vọt nhưng doanh nghiệp không được tăng giá bán điện.

-
Hàng nông sản xuất khẩu của doanh nghiệp Việt phải dán nhãn “Tây” -
Dây chuyền 3 xi măng Xuân Thành sẽ vận hành cuối năm 2022 -
Nhà nông phấn khởi thu lợi nhờ mô hình liên kết sản xuất lúa chất lượng cao của PVCFC -
Hòa Phát đầu tư đóng mới hai tàu tải trọng 24.500 tấn -
Khẩn cấp bảo vệ mía đường trong nước -
Thép cán nguội Việt Nam bị khởi xướng điều tra bán phá giá tại Mexico -
Tạo thương vụ gọi vốn lớn để nuôi dưỡng kỳ lân
-
CADA đánh dấu trăm năm thành lập với tuyệt tác di sản cà phê Fine Robusta
-
Những "họa sỹ nhí" từ cuộc thi "Kì nghỉ mơ ước" cùng Mường Thanh sắp lộ diện
-
PJICO tiếp tục nằm trong Top 10 Công ty bảo hiểm phi nhân thọ uy tín năm 2022
-
KBank vào thị trường Việt Nam với mục tiêu tiếp cận 1,2 triệu khách hàng trong năm tới
-
“Muốn thành công thì không thể sợ mắc sai lầm”
-
Herbalife đồng hành cùng đoàn thể thao Việt Nam tham dự Para ASEAN Games 11