Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 26 tháng 04 năm 2024,
Nhập khẩu thuốc chữa bệnh dự kiến đạt 3,5 tỷ USD trong năm 2020
Thế Hải - 14/03/2020 13:12
 
Theo kế hoạch, nguồn cung sản xuất và nhập khẩu thuốc đáp ứng đủ nhu cầu thuốc năm 2020 ước khoảng 6,23 tỷ USD, trong đó, trị giá thuốc thành phẩm nhập khẩu ước đạt 3,5 tỷ USD, tăng thêm hơn 400 triệu USD so với năm 2019.
Năm 2020, ước tính cho nhập khẩu thuốc chữa bệnh sẽ lên tới 3,5 tỷ USD.
Năm 2020, ước tính cho nhập khẩu thuốc chữa bệnh sẽ lên tới 3,5 tỷ USD.

Theo tính toán về nguồn cung hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu của người dân, dẫn nguồn tổng hợp từ Bộ Công Thương cho biết, uớc tính năm 2020, trị giá thuốc sản xuất trong nước ước đạt 2,9 tỷ USD, trị giá thuốc nhập khẩu ước đạt 4,35 tỷ USD (trong đó, thuốc thành phẩm nhập khẩu ước đạt 3,5 tỷ USD, nguyên liệu nhập khẩu làm thuốc ước đạt 850 triệu USD), xuất khẩu thuốc ước đạt 165 triệu USD.

Kế hoạch nguồn cung sản xuất và nhập khẩu thuốc đáp ứng đủ nhu cầu thuốc năm 2020 ước khoảng 6,235 tỷ USD. Như vậy, nguồn cung các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, cụ thể với mặt hàng thuốc chữa bệnh, các loại dược phẩm chăm sóc sức khỏe hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Việt Nam là quốc gia có mức chi nhập khẩu thuốc chữa bệnh hàng năm rất lớn. Năm 2019, chi nhập khẩu dược phẩm lên tới 3,075 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2018, trong đó nhiều thị trường lớn như Pháp, Đức, Italy, Thụy Sỹ... cung cấp lượng dược phẩm cho Việt Nam, với giá trị hàng năm mỗi thị trường vài trăm triệu USD.

2 tháng đầu năm 2020, bất chấp những khó khăn mà dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng đến giao thương xuất nhập khẩu của nhiều ngành hàng lớn, nhưng dược phẩm vẫn là ngành có tốc độ nhập khẩu tăng so với cùng kỳ.

Cụ thể, trong tháng 1, dù có thời điểm nghỉ Tết nguyên đán, nhưng giá trị nhập khẩu thuốc các loại vẫn đạt 267,3 triệu USD. Trong 2 tháng đầu năm, chi nhập khẩu thuốc đạt 460,5 triệu USD, tăng gần 4% so với cùng kỳ năm 2019.

Nhu cầu chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh ngày càng cao được cho là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng cho các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ về sức khỏe và cả các doanh nghiệp nhập khẩu, phân phối, bán lẻ trong ngành kinh doanh đặc thù này.

Ở góc độ vi mô, các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm tại Việt Nam vẫn đặt những mục tiêu tăng trưởng khá tham vọng. Chẳng hạn, với Công ty CP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (Hose: FRT), dù mới tham gia mảng dược phẩm một thời gian ngắn, nhưng FRT luôn khẳng định, mảng dược phẩm là động lực tăng trưởng của FPT Retail trong tương lai.

Năm 2019, chuỗi bán lẻ dược phẩm mang tên Nhà thuốc Long Châu của doanh nghiệp này ghi nhận doanh thu 500 tỷ đồng với 70 cửa hàng. Mục tiêu của FPT Retail  trong năm 2020 sẽ tăng số lượng cửa hàng lên 3 lần so với năm 2019, từ 70 lên 220 cửa hàng, doanh thu cũng sẽ tăng lên gấp 3 lần, từ 500 tỷ đồng trong năm 2019 lên 1.500 tỷ đồng trong năm 2020. 

Tổ chức nghiên cứu thị trường Business Monitor International (BMI) dự báo, mức tăng trưởng bình quân thị trường dược phẩm Việt Nam giai đoạn 2019 - 2022 là 10,6%/năm, và có thể đạt mức 16,1 tỷ USD cho tới năm 2026. Năm 2019, BMI cho rằng, quy mô thị trường đã cán mốc 6,5 tỷ USD.

Thanh tra việc mua sắm thiết bị y tế và đấu thầu thuốc chữa bệnh
Việc làm này theo yêu cầu của Thanh tra Chính phủ, từ chỉ đạo của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng về việc cầu các Bộ ngành,...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư