-
Hà Nội sẽ tăng ít nhất 50 hợp tác xã, 1.000 tổ hợp tác trong nông nghiệp -
Đổi mới sáng tạo cùng tính bền vững: Từ chiến lược đến thực tiễn -
Vinamilk và FPT hợp tác chiến lược nâng tầm quản trị tài chính toàn diện bằng giải pháp công nghệ -
The Makeover 2024: Bữa tiệc "thịnh soạn" đáng mong chờ cho hơn 1.000 lãnh đạo nhân sự và doanh nghiệp -
Thừa Thiên Huế: Chính thức đưa vào hoạt động trung tâm thương mại gần 4.000 tỷ đồng -
Tập đoàn The Trump Organization trao đổi hợp tác đầu tư tại Hưng Yên
Nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, đặc biệt là mặt hàng vải 4 tháng năm 2020 đã giảm gần 13% so với cùng kỳ do Covid-19 |
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, do xuất khẩu dệt may bị ảnh hưởng vì Covid-19, nên việc nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ làm hàng xuất khẩu và tiêu dùng nội địa 4 tháng đầu năm cũng giảm mạnh.
Cụ thể, nhập khẩu vải 4 tháng qua chỉ đạt 3,56 tỷ USD, giảm gần 13% so với cùng kỳ 2019. Riêng tháng 4/2020 đạt 924 triệu USD, giảm 13,5% so với tháng 3/2020.
Các thị trường cung cấp vải lớn cho ngành dệt may Việt Nam như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Ấn Độ... đều ghi nhận mức giảm 2 con số.
Trung Quốc là thị trường lớn nhất cung cấp vải may mặc cho Việt Nam, chiếm 56% trong tổng kim ngạch nhập khẩu vải của cả nước, trong 4 tháng với giá trị nhập vải từ thị trường này đạt 2 tỷ USD, giảm 14,8% so với cùng kỳ năm 2019. Tính riêng tháng 4/2020 đạt 570 triệu USD, giảm 6% so với tháng 3/2020.
Nhập khẩu vải từ thị trường Đài Loan trong 4 tháng đầu năm đạt 497,5 triệu USD, giảm 4% so với cùng kỳ; riêng trong tháng 4/2020 đạt 109,38 triệu USD, giảm 33% so với tháng 3/2020.
Nhập khẩu vải từ thị trường Hàn Quốc chiếm 15% trong tổng kim ngạch nhập khẩu vải của cả nước, 4 tháng đầu năm đạt 531,5 triệu USD, giảm 17% so với cùng kỳ năm trước; riêng trong tháng 4/2020 đạt 107,82 triệu USD, giảm 26,4% so với tháng 3.
Vải xuất xứ từ thị trường Nhật Bản nhập khẩu về Việt Nam 4 tháng đầu năm giảm 5% so với cùng kỳ, đạt 236 triệu USD.
Ngoài ra, nhập khẩu vải từ các thị trường khác cũng giảm sâu, trong đó, nhập vải từ Singapore giảm 77,6%, đạt 262 triệu USD; Ấn Độ đạt 16,9 triệu USD, giảm gần 30%, nhập vải từ Hồng Kông giảm 44%, đạt 31 triệu USD, Italia đạt 28 triệu USD, giảm 15,7%, Thổ Nhĩ Kỳ 9,6 triệu USD, giảm 27,8%....
Tổng cầu dệt may toàn thế giới năm 2020 dự báo sẽ sụt giảm mạnh. Năm 2019, tổng nhập khẩu hàng dệt may thế giới là 780 tỷ USD. Nếu dịch bệnh không được đẩy lùi hết quý II/2020 mà kéo dài đến quý III/2020, dự báo cầu nhập khẩu dệt may thế giới sẽ xuống đến ngưỡng 600 - 680 tỷ USD, giảm từ 15 - 25% so với mức 780 tỷ USD của năm 2019 do nhu cầu hàng hoá xuân hè đã qua đi, năm nay sẽ là năm thị trường mất mùa một vụ.
Do đó, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) dự báo, trong một kịch bản lạc quan nhất, kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2020 sẽ đạt khoảng 35 tỷ USD, giảm 10% so với năm 2019. Với kịch bản hiện thực, con số này là 33,5 tỷ USD và với kịch bản xấu nhất, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may có thể chỉ đạt 30 - 31 tỷ USD. Điều này đồng nghĩa với việc tiếp tục sụt giảm mức chi nhập khẩu nguyên phụ liệu, từ bông, xơ, vải... trong cả năm 2020.
-
The Makeover 2024: Bữa tiệc "thịnh soạn" đáng mong chờ cho hơn 1.000 lãnh đạo nhân sự và doanh nghiệp -
Thừa Thiên Huế: Chính thức đưa vào hoạt động trung tâm thương mại gần 4.000 tỷ đồng -
Tập đoàn The Trump Organization trao đổi hợp tác đầu tư tại Hưng Yên -
Thừa Thiên Huế: Khai mạc hội chợ thương mại Festival 2024 -
Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ (SBIC) có Chủ tịch Hội đồng thành viên mới -
Lâm Đồng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh nông nghiệp -
Người của Keppel ngồi ghế Tổng giám đốc công ty con của Khang Điền
- Hành trình thúc đẩy đa dạng, bình đẳng và hòa nhập (DEI) tại Suntory PepsiCo Việt Nam
- Cán bộ nhân viên Vietcombank ủng hộ một ngày lương hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
- Các quỹ phòng hộ lạc quan về Microsoft Corporation
- Doanh nghiệp tạo giá trị: Không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn dẫn dắt tương lai bền vững
- C.P. Việt Nam tiếp tục trồng rừng bền vững tại Đồng Nai năm 2024
- Intech Group chung tay hỗ trợ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả lũ lụt