
-
Giá dầu sụt giảm hai ngày liên tiếp sau tin OPEC+ sắp tăng sản lượng
-
Mỹ, Canada sẽ nối lại đàm phán thương mại
-
Canada rút lại thuế dịch vụ kỹ thuật số sau khi Mỹ ngừng đàm phán thương mại
-
Tổng thống Trump đột ngột chấm đứt đàm phán thương mại với Canada
-
ECB có khả năng tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất khi lạm phát đã ổn định ở mức dưới 2% -
Mỹ, Trung Quốc đã xác nhận nội dung chi tiết của thỏa thuận thương mại
![]() |
Đồng yen của Nhật Bản và đồng đô-la Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN |
Đây là cuộc họp đầu tiên trong số 3 cuộc họp còn lại trong nhiệm kỳ của Thống đốc BoJ Haruhiko Kuroda.
Cuộc họp trên diễn ra sau khi các nguồn tin Chính phủ Nhật Bản cho biết chính quyền của Thủ tướng Fumio Kishida đang lên kế hoạch sửa đổi thỏa thuận đã tồn tại một thập kỷ với BoJ. Theo tuyên bố chung năm 2013, BoJ cam kết đạt mục tiêu lạm phát ở mức 2% vào thời điểm sớm nhất có thể. Tuy nhiên, kế hoạch sửa đổi dự kiến sẽ làm cho mục tiêu này trở nên linh hoạt hơn nhưng vẫn giữ nguyên mục tiêu.
Thống đốc Kuroda cho rằng chính sách lãi suất siêu thấp của BoJ là cần thiết để hỗ trợ sự phục hồi kinh tế vẫn còn mong manh khi giá cả hàng hóa ngày càng tăng tạo thêm áp lực giảm giá. Tăng tiền lương cao hơn nữa là điều kiện tiên quyết để đạt được mức lạm phát mục tiêu 2% một cách bền vững và do đó việc tăng lãi suất trong tương lai gần không phải là một lựa chọn. Theo đó, dự kiến BoJ sẽ tiếp tục duy trì lãi suất ngắn hạn ở mức âm 0,1% trong khi điều hướng trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm ở mức khoảng 0%.
BoJ đang đối mặt với áp lực ngày càng lớn từ các hộ gia đình Nhật Bản vốn đang phải chật vật để đảm bảo chi phí sinh hoạt do giá cả tăng cao, trong đó một phần là do BoJ cam kết duy trì lãi suất siêu thấp làm suy yếu đồng yen và tăng chi phí nhập khẩu.
Hồi tuần trước, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã thông báo tăng lãi suất ở mức 0,5 điểm phần trăm, thấp hơn 4 lần tăng liên tiếp ở mức 0,75 điểm phần trăm trước đó, nhưng có thể sẽ có thêm nhiều đợt tăng lãi suất nữa khi nền kinh tế lớn nhất thế giới có nguy cơ rơi vào suy thoái. Điều này có thể khiến khoảng cách lãi suất giữa Nhật Bản và Mỹ ngày càng nới rộng, dẫn đến đồng yen mất giá mạnh. Hiện tỷ giá giữa đồng yen và đồng USD ở mức 140 yen/USD, vẫn thấp hơn mức 130,75 yen/USD mà các công ty Nhật Bản ước định cho năm tài chính tính đến tháng 3/2023.
Các nhà kinh tế dự báo nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới có thể phục hồi trong 3 tháng tính đến tháng 12 này sau sự suy giảm bất ngờ trong quý III, nhưng lãi suất ở các nước tăng mạnh và sự tăng trưởng chậm của nền kinh tế Trung Quốc, đối tác thương mại lớn của Nhật Bản, đang làm lu mờ triển vọng này.

-
"Cơn sốt" trên thị trường IPO Hồng Kông đang trở lại -
Tổng thống Trump đe dọa áp thuế quan 35% đối với Nhật Bản -
Mỹ, Canada sẽ nối lại đàm phán thương mại -
Canada rút lại thuế dịch vụ kỹ thuật số sau khi Mỹ ngừng đàm phán thương mại -
Nhật Bản, Trung Quốc dẫn đầu, thị trường M&A toàn cầu nổi sóng nhờ các thương vụ lớn -
Quan chức Pháp: EU - Mỹ có thể đạt thỏa thuận thương mại trước thời hạn -
Tổng thống Trump đột ngột chấm đứt đàm phán thương mại với Canada
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower