Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 28 tháng 04 năm 2024,
Nhật Bản có hơn 5.000 dự án còn hiệu lực, tổng vốn 69 tỷ USD tại Việt Nam
Thế Hải - 06/05/2023 16:40
 
Nhật Bản luôn nằm trong 3 nhà đầu tư nước ngoài (FDI) lớn nhất tại Việt Nam, hiện diện ở 57/63 tỉnh, thành phố, với 4.978 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký 69 tỷ USD.
Ông Ishiguro Norihiko, Chủ tịch Jetro cho biết, DN Nhật Bản
Ông Ishiguro Norihiko, Chủ tịch Jetro cho biết,  doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục mở rộng đầu tư tại thị trường VIệt Nam.

Tại buổi làm việc với Chủ tịch Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), ông Ishiguro Norihiko, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết, Nhật Bản hiện là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực.

Ngày 21/9/2023 tới đây đánh dấu cột mốc 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản. 

Nhật Bản là nước cung cấp viện trợ ODA song phương số 1 với Việt Nam sau hơn 30 năm kể từ năm 1992 đến nay, với trên 20 tỷ USD vốn vay, gần 750 triệu USD viện trợ không hoàn lại và xấp xỉ 1,34 tỷ USD hỗ trợ cho hợp tác kỹ thuật. Viện trợ ODA của Nhật Bản chiếm trên 30% viện trợ phát triển song phương dành cho Việt Nam.

50 năm qua, Nhật Bản luôn nằm trong 3 nhà đầu tư nước ngoài (FDI) lớn nhất tại Việt Nam, hiện diện ở 57/63 tỉnh, thành phố, với 4.978 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký gần 69 tỷ USD tính đến tháng 12/2022.

Về thương mại, Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam (sau Trung Quốc và Mỹ, Hàn Quốc) với kim ngạch song phương năm 2022 đạt gần 50 tỷ USD, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam, là thị trường nhập khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam (sau Trung Quốc, Hàn Quốc).

Chủ tịch JETRO, Ishiguro Norihiko cho hay, mong muốn của các doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục đầu tư sâu rộng hơn nữa vào thị trường Việt Nam. Các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đang kỳ vọng trên cả hai lĩnh vực là “tăng doanh số bán hàng trên thị trường nội địa” và “tăng doanh số bán hàng thông qua mở rộng xuất khẩu”.

Đại diện JETRO mong muốn tiếp tục nhận được giải pháp nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, cụ thể là: lạm phát; khó khăn trong tuyển dụng nhân lực và vướng mắc trong quá trình cấp giấy phép và giấy chứng nhận.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định Chính phủ, các bộ, ban, ngành và địa phương Việt Nam đều nhất quán tinh thần tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nước ngoài nói chung và doanh nghiệp Nhật Bản nói riêng có môi trường kinh doanh lành mạnh, ổn định để các doanh nghiệp yên tâm đầu tư lâu dài tại Việt Nam.

"Bộ Công thương sẽ hỗ trợ, hướng dẫn, giải quyết các khó khăn, vướng mắc một cách kịp thời, nhanh chóng và hiệu quả để hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Nhật Bản được thông suốt, hiệu quả, đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế Việt Nam", Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói.

Doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư nhiều dự án điện sinh khối tại Việt Nam
Công ty cổ phần EREX (Nhật Bản) đang triển khai một loạt dự án đầu tư điện sinh khối tại Việt Nam, trong đó 2 dự án mới đề xuất đều có công...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư