
-
Các hướng triển khai hội nhập quốc tế trong giai đoạn cách mạng hiện nay
-
Hội Sách Hà Nội lần thứ X năm 2025 có quy mô khoảng 300 gian hàng
-
Hà Nội lập Ban Chỉ đạo xây dựng “Thành phố học tập toàn cầu” của UNESCO
-
Quan điểm mang tính cách mạng, đột phá, tính thời đại cao về hội nhập quốc tế
-
Hội nhập quốc tế là động lực quan trọng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới -
Phát động Giải báo chí “Vì một Hải Phòng phát triển” lần thứ VII
![]() |
Biểu tượng của Olympic Tokyo tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 1/12/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN) |
Việc tổ chức các thế vận hội Olympic và Paralympic Tokyo mà không cho phép khán giả tới xem có thể sẽ gây thiệt hại tới 2.413,3 tỷ yen (gần 23,5 tỷ USD) cho Nhật Bản.
Cụ thể, theo ước tính của ông Katsuhiro Miyamoto, Giáo sư Danh dự Đại học Kansai, việc tổ chức Olympic và Paralympic mà không có khán giả sẽ gây thiệt hại 381,3 tỷ yen chi phí liên quan trực tiếp tới các thế vận hội này, vốn chiếm khoảng 90% trong tổng chi phí tổ chức trong điều kiện bình thường.
Bên cạnh đó, do sự quan tâm của khán giả đối với các sự kiện thể thao này không tăng, tác động kích thích chi tiêu dùng cá nhân của Olympic và Paralympic sẽ giảm 50% xuống còn 280,8 tỷ yen, trong khi các công ty sẽ giảm hoạt động tiếp thị.
Mặt khác, Giáo sư Miyamoto cho biết lợi ích kinh tế từ các sự kiện quảng bá thể thao và văn hóa sau các thế vận hội này cũng giảm 50% xuống còn 851,4 tỷ yen. Điều này sẽ khiến nhu cầu du lịch yếu đi và giảm cơ hội kinh doanh.
Trước đó, đài truyền hình NHK tiết lộ tổng chi phí của Chính phủ Nhật Bản dành cho việc tổ chức các thế vận hội Olympic và Paralympic Tokyo vào mùa Hè tới có thể sẽ lên tới hơn 390 tỷ yen (3,76 tỷ USD).
Con số này bao gồm các chi phí từ tài khóa 2013, khi Tokyo được lựa chọn làm thành phố đăng cai các thế vận hội này, đến tài khóa 2021.
Trong khi đó, theo hãng tin Jiji Press, trong 1.644 tỷ yen kinh phí tổ chức Olympic và Paralympic vào mùa Hè tới, chính quyền thủ đô Tokyo sẽ gánh khoảng 717 tỷ yen, trong đó có các chi phí phát sinh từ việc lùi thời gian tổ chức các sự kiện này vì dịch COVID-19 vào năm ngoái.
Giới chức thành phố đang rất quan ngại về tình hình tài chính bởi vì, cho đến nay, chính quyền thành phố đã chi hơn 2.000 tỷ yen cho cuộc chiến chống dịch COVID-19, trong khi nguồn thu từ thuế dự kiến sẽ giảm.
Trong dự thảo ngân sách cho tài khóa 2021 có tổng trị giá khoảng 7.425 tỷ yen, cao thứ 2 trong lịch sử, chính quyền Tokyo không đưa thêm các khoản chi phí phát sinh liên quan tới việc đăng cai Olympic và Paralympic (khoảng 120 tỷ yen) vào dự thảo này.
Các khoản chi phí đó chủ yếu sẽ được bù đắp bởi các quỹ thặng dư trong tài khóa 2019 chuyển sang.
Trong một diễn biến liên quan khác, sự bùng phát của dịch COVID-19 đang phủ bóng đen lên các hoạt động rước đuốc trước thềm Olympic, dự kiến sẽ bắt đầu từ ngày 25/3, trong bối cảnh chính quyền các địa phương nằm trên đường rước đuốc đang chật vật đối phó với dịch bệnh nguy hiểm này.
Theo kế hoạch, Olympic Tokyo sẽ được tổ chức từ ngày 23/7 đến 8/8/2021, trong khi Paralympic Tokyo sẽ diễn ra từ ngày 24/8 đến 5/9/2021./.

-
Hà Nội hợp nhất 2 đơn vị nhằm nâng cao hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp -
Kết quả quan trọng trong 40 năm đổi mới, hội nhập quốc tế -
Hội nhập quốc tế là động lực quan trọng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới -
[Ảnh] Gần 3.200 chiến sĩ cơ động lực lượng tham gia Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam -
Phát động Giải báo chí “Vì một Hải Phòng phát triển” lần thứ VII -
Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ 2025 - Sự kiện không thể bỏ lỡ tại Khu đô thị sân bay KITA Airport City -
Quý I/2025, Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 54.100 lao động
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort