
-
Mỹ, Canada sẽ nối lại đàm phán thương mại
-
Canada rút lại thuế dịch vụ kỹ thuật số sau khi Mỹ ngừng đàm phán thương mại
-
Tổng thống Trump đột ngột chấm đứt đàm phán thương mại với Canada
-
ECB có khả năng tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất khi lạm phát đã ổn định ở mức dưới 2%
-
Mỹ, Trung Quốc đã xác nhận nội dung chi tiết của thỏa thuận thương mại -
Kinh tế Mỹ suy giảm 0,5% trong quý I/2025
![]() |
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida phát biểu về chính sách của mình trước Quốc hội vào ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP |
Thủ tướng Kishida nói với báo giới rằng để cung cấp một phần chi tiêu, chính phủ sẽ lập ngân sách bổ sung cho năm tài chính hiện tại là 13,1 nghìn tỷ yên. Nếu tính cả khoản chi của chính quyền địa phương và các khoản vay do nhà nước bảo trợ, gói chi tiêu sẽ có tổng quy mô lên 21,8 nghìn tỷ yên.
Phát biểu tại cuộc họp giữa chính phủ và các nhà lãnh đạo đảng cầm quyền hôm 2/11, Thủ tướng Kishida cho biết: "Nền kinh tế Nhật Bản đang đứng trước một cơ hội lớn để bước vào một giai đoạn mới, lần đầu tiên sau ba thập kỷ" khi nước này thoát khỏi vòng xoáy giảm phát.
Thủ tướng Nhật Bản cho rằng: "Đó là lý do tại sao chúng ta cần giúp các công ty tăng lợi nhuận và kiếm doanh thu để tăng lương".
Trước đó, Reuters đưa tin hôm 1/11 rằng chính phủ Nhật Bản đang xem xét chi hơn 17 nghìn tỷ yên cho gói hỗ trợ lần này, bao gồm việc cắt giảm tạm thời thuế thu nhập và thuế dân cư cũng như trợ cấp để bình ổn hóa đơn xăng dầu và sinh hoạt.
Do chi phí nguyên liệu thô tăng cao, lạm phát của Nhật Bản hơn một năm qua đã vượt mục tiêu 2% mà Ngân hàng Trung ương nước này đề ra. Nó gây áp lực lên tiêu dùng và làm lu mờ triển vọng rằng nền kinh tế Nhật Bản đang chậm phục hồi sau những "vết sẹo" do dịch Covid-19 để lại.
Chi phí sinh hoạt tăng cao được cho là một phần nguyên nhân khiến xếp hạng tín nhiệm của Thủ tướng Kishida giảm sút, gây áp lực buộc người đứng đầu Nội các Nhật Bản phải thực hiện các biện pháp nhằm giảm bớt tác động đến các hộ gia đình.
Với việc tăng lương quá chậm để bù đắp cho mức tăng của giá cả, Thủ tướng Kishida cho biết chính phủ Nhật Bản sẽ xoa dịu tác động bằng cách trả lại cho các hộ gia đình một phần doanh thu thuế tăng thêm do tăng trưởng kinh tế vững chắc tạo ra.
Tuy nhiên, các nhà phân tích băn khoăn liệu khoản cắt giảm thuế và tiền chi trợ cấp khoảng 5 nghìn tỷ yên giúp ích nhiều cho việc thúc đẩy tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản hay không.
Ông Takahide Kiuchi, cựu thành viên Hội đồng điều hành Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, hiện là chuyên gia kinh tế tại Viện nghiên cứu Nomura, cho rằng các biện pháp trên sẽ chỉ giúp GDP của Nhật Bản tăng thêm 0,19% trong năm nay.
"Đó là một chính sách không hiệu quả lắm về mặt chi phí", ông Kiuchi nhận xét. "Với việc chênh lệch sản lượng của Nhật Bản đã chuyển biến tích cực trong quý II, nền kinh tế này ngay từ đầu đã không cần đến một gói kích thích", cựu thành viên Hội đồng điều hành Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cho biết.
Nền kinh tế Nhật Bản đạt tăng trưởng 4,8% trong quý II/2023, đánh dấu mức tăng trưởng mạnh nhất trong hơn hai năm, do việc gỡ bỏ các biện pháp phòng chống Covid-19 đã thúc đẩy tiêu dùng. Tuy nhiên, mức lương thực tế sụt giảm trong tháng 7 đã làm gia tăng sự hoài nghi về dự đoán của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản rằng nhu cầu trong nước có thể giúp nền kinh tế này phục hồi ổn định.

-
Tổng thống Trump đột ngột chấm đứt đàm phán thương mại với Canada -
ECB có khả năng tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất khi lạm phát đã ổn định ở mức dưới 2% -
Mỹ, Trung Quốc đã xác nhận nội dung chi tiết của thỏa thuận thương mại -
Kinh tế Mỹ suy giảm 0,5% trong quý I/2025 -
Thị trường M&A Nhật Bản lập kỷ lục giao dịch 232 tỷ USD -
Tổng thống Trump: Chiến sự Trung Đông đã chấm dứt, Mỹ - Iran sẽ đàm phán tuần tới -
Thủ tướng Trung Quốc kêu gọi không biến thương mại thành vấn đề chính trị hoặc an ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới