-
Các nhà lãnh đạo G20 kêu gọi tăng nguồn tài chính khí hậu lên hàng nghìn tỷ USD -
Thị trường M&A toàn cầu khởi sắc -
"Hiệu ứng Trump" kéo giá vàng xuống đáy 2 tháng, đưa bitcoin tăng dựng đứng -
Chủ tịch Fed nêu quan điểm thận trọng, kiên nhẫn sau khi hạ lãi suất -
Ngay sau bầu cử Tổng thống Mỹ, Fed nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm lãi suất thêm 0,25% -
Hãng thông tấn AP: Ông Trump tái xuất phi thường, đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ
Ngày 26/2, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định dỡ bỏ trước thời hạn tình trạng khẩn cấp vì dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ở 6 trong số 10 tỉnh, thành.
Theo quyết định này, tình trạng khẩn cấp sẽ được dỡ bỏ ở các tỉnh Aichi, Gifu, Kyoto, Osaka, Hyogo và Fukuoka từ ngày 28/2 do tình hình dịch bệnh ở các địa phương này đã cải thiện rõ rệt. Như vậy, tình trạng khẩn cấp sẽ được duy trì ở thủ đô Tokyo và 3 tỉnh lân cận gồm Saitama, Chiba và Kanagawa.
Trong thời gian gần đây, tình hình dịch bệnh ở Nhật Bản đã cải thiện đáng kể nhờ việc áp dụng tình trạng khẩn cấp. Ngày 25/2, nước này chỉ ghi nhận 1.076 ca nhiễm mới, giảm mạnh so với mức đỉnh 7.863 ca vào ngày 8/1, và 74 ca tử vong, giảm 63% so với mức đỉnh 121 ca vào đầu tháng này. Đáng chú ý, với 340 ca ở Tokyo, đây là ngày thứ 19 liên tiếp số lượng ca nhiễm mới ở thủ đô của Nhật Bản dưới ngưỡng 500.
Trong bối cảnh đó, hôm 22/2, chính quyền tỉnh Aichi ở miền Trung đã đề nghị Chính phủ dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp tại đây, viện dẫn tốc độ lây lan đang chậm lại và sự cải thiện về hệ thống y tế. Các tỉnh Kyoto, Osaka, Hyogo, Gifu và Fukuoka sau đó đã lần lượt đưa ra các đề nghị tương tự.
Mặc dù vậy, giới chuyên gia y tế vẫn tỏ ra thận trọng về những diễn biến của dịch COVID-19 ở nước này. Trong cuộc họp gần đây, các chuyên gia của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) nhận định số lượng ca nhiễm mới đã giảm sau khi tình trạng khẩn cấp được ban bố, nhưng tốc độ giảm đã chậm dần kể từ giữa tháng 2. Các bệnh viện vẫn đang chịu áp lực cho dù không lớn như trước đây. Vì vậy, họ khuyến nghị cần tiếp tục nỗ lực để kiểm soát dịch bệnh.
Trong khi đó, ngày 25/2, Chủ tịch Hội Y học Nhật Bản Toshio Nakagawa tỏ ra lo ngại về khả năng người dân mất cảnh giác sau khi tình trạng khẩn cấp được dỡ bỏ. Theo ông, việc sớm dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp có thể “phát đi thông điệp sai rằng mọi thứ đã ổn”.
Nhật Bản đã ban bố tình trạng khẩn cấp ở thủ đô Tokyo và 3 tỉnh lân cận trong vòng 1 tháng vào ngày 7/1. Sau đó, phạm vi áp dụng tình trạng khẩn cấp đã được mở rộng ra 11 tỉnh.
Tuy nhiên, ngày 2/2, Thủ tướng Suga đã quyết định chỉ dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp ở tỉnh Tochigi, trong khi kéo dài thời gian áp dụng tình trạng khẩn cấp ở thủ đô Tokyo và 9 tỉnh, thành khác tới ngày 7/3.
-
Nga lấy lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU -
Bitcoin vượt mốc 96.000 USD nhờ lạc quan về chính sách của ông Trump -
Ông Donald Trump tái xuất Nhà Trắng sẽ tác động ra sao đến thị trường trái phiếu toàn cầu? -
Các nhà lãnh đạo G20 kêu gọi tăng nguồn tài chính khí hậu lên hàng nghìn tỷ USD -
Dự báo Fed sẽ tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất -
Nhật Bản: BoJ có khả năng tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát -
Hiệu ứng bầu cử dần mờ nhạt trên thị trường chứng khoán Mỹ
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024