-
Tại sao OpenAI chọn Singapore làm trung tâm hoạt động toàn cầu? -
Dầu thô tăng giá do lo ngại xung đột Israel - Iran leo thang -
Ở kịch bản xấu nhất, giá dầu sẽ vọt qua 3 con số, thậm chí đạt 150 USD/thùng -
Nhà giao dịch chốt lời, giá dầu thế giới trượt nhẹ từ mức cao nhất trong hơn 1 tháng -
BP điều chỉnh chiến lược, thu hẹp chỉ tiêu sản lượng dầu mỏ -
Báo cáo việc làm tháng 9 và kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất trong những tháng tới
Bên ngoài một cửa hàng tiện lợi 7-Eleven ở Tokyo, Nhật Bản vào ngày 9/9/2024. Ảnh: Richard Brooks/AFP |
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản mong muốn thấy sự cải thiện nhất quán trong nhu cầu trong nước khi tập trung vào việc chấm dứt chương trình kích thích tiền tệ kéo dài một thập kỷ và tăng lãi suất hơn nữa trong những tháng tới.
Tổng sản phẩm quốc nội quý II/2024 của Nhật Bản tăng 2,9% so với quý trước đó, theo dữ liệu điều chỉnh được Văn phòng Nội các công bố hôm nay 9/9. Kết quả này thấp hơn mức tăng trưởng ước tính sơ bộ là 3,1% và mức dự báo tăng trưởng trung bình của các nhà kinh tế là 3,2%, theo Reuters.
"Nền kinh tế (Nhật Bản - BTV) nói chung đã trì trệ kể từ nửa cuối năm 2023, mặc dù đã phục hồi trong các tháng từ tháng 4 từ tháng 6", ông Kengo Tanahashi, chuyên gia kinh tế tại công ty dịch vụ tài chính Nomura Securities (Nhật Bản) cho biết.
Chi tiêu vốn trong GDP, thước đo sức mạnh do nhu cầu tư nhân dẫn dắt, đã tăng 0,8% trong quý II/2024. Kết quả này đã được điều chỉnh giảm so với mức tăng 0,9% trong ước tính ban đầu. Trong khi đó, các nhà kinh tế đã ước tính mức tăng 1,0%.
Tiêu dùng tư nhân, chiếm hơn một nửa nền kinh tế Nhật Bản, đã tăng 0,9% trong quý II, thấp hơn mức tăng trưởng sơ bộ là 1,0%.
Chứng khoán Mỹ lao dốc trong ngày giao dịch cuối cùng của tuần trước - ngày 6/9, sau thông tin tăng trưởng việc làm tại Mỹ thấp hơn kỳ vọng, khiến các nhà giao dịch khó dự đoán về mức độ cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Cụ thể, bảng lương phi nông nghiệp - một báo cáo khái quát bức tranh thị trường việc làm Mỹ - đã tăng 142.000 trong tháng 8, theo báo cáo ngày 6/9 của Cơ quan Thống kê Lao động thuộc Bộ Lao động. Kết quả tháng 8 thấp hơn dự báo đồng thuận 161.000 từ Dow Jones.
Các nhà phân tích kỳ vọng nền kinh tế Nhật Bản sẽ tiếp tục cải thiện dần dần nhờ xu hướng tích cực về tiền lương và chi tiêu cá nhân và doanh nghiệp, trong khi vẫn đối diện với rủi ro từ các yếu tố bên ngoài như khả năng suy thoái của nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc.
Chuyên gia kinh tế Kengo Tanahashi từ Nomura Securities nhận định, nền kinh tế Nhật Bản có thể cho thấy dấu hiệu mất đà trong quý này do dữ liệu về chi tiêu của các hộ gia đình trong tháng 7 đã thấp yếu hơn dự đoán.
"Dữ liệu chi tiêu hộ gia đình tháng 7 là đáng thất vọng, ít nhất là như vậy, và mức tăng lương (thực tế) trong tháng 6 và tháng 7 được thúc đẩy bởi tiền thưởng mùa hè hơn là mức tăng lương cơ bản", ông Tanahashi cho biết.
"Có khả năng cao hơn rằng động lực tiêu dùng tư nhân trong giai đoạn tháng 7-tháng 9 sẽ yếu hơn dự đoán", chuyên gia kinh tế của Nomura Securities nói thêm.
Xuất khẩu ròng (xuất khẩu trừ nhập khẩu) của Nhật Bản, thước đo phản ánh nhu cầu bên ngoài, đã làm giảm 0,1 điểm phần trăm trong quý II và kết quả này không thay đổi so với số liệu sơ bộ. Mặt khác, nhu cầu trong nước đóng góp 0,8 điểm phần trăm vào GDP.
Mặc dù dữ liệu GDP quý II sau điều chỉnh có thể không ảnh hưởng nhiều đến quá trình ra quyết định của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản vào lúc này. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cho biết dữ liệu gần đây về chi tiêu đang làm lu mờ kế hoạch tăng lãi suất của cơ quan tiền tệ Nhật Bản.
Tháng 7 vừa qua, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã tăng lãi suất cơ bản từ 0-0,1% lên 0,25% và thị trường đang tìm kiếm manh mối về thời điểm cơ quan tiền tệ này sẽ thực hiện động thái tiếp theo.
Không có nhà kinh tế nào được Reuters thăm dò ý kiến vào tháng trước dự đoán Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ tăng lãi suất tại các cuộc họp thiết lập chính sách tiếp theo vào ngày 19-20/9, trong khi phần lớn dự đoán Nhật Bản sẽ thắt chặt tiền tệ vào cuối năm.
Ông Tanahashi cho rằng, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản có khả năng sẽ tiến hành bình thường hóa chính sách tiền tệ nếu không có bất kỳ biến động nào trên thị trường. Đồng thời lưu ý rằng cơ quan tiền tệ Nhật Bản vẫn tăng lãi suất cơ bản vào tháng 7 vừa qua, bất luận chi tiêu tiêu dùng giảm.
Các nhà kinh tế khác kỳ vọng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ tiếp tục tăng lãi suất, trừ khi có những điểm bất ổn lớn về tăng trưởng và lạm phát.
Ông Benjamin Shatil, nhà kinh tế tại JPMorgan Securities cho biết: "Mặc dù lạm phát cơ bản đã giảm nhẹ kể từ đầu năm, chúng tôi kỳ vọng xu hướng này sẽ đảo ngược để ứng phó với mức tăng trưởng tiền lương mạnh mẽ và hoạt động kinh doanh phục hồi".
"Chúng tôi tiếp tục kỳ vọng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ thực hiện đợt tăng lãi suất tiếp theo vào tháng 12", nhà kinh tế của JPMorgan Securities nói thêm.
-
Tại sao OpenAI chọn Singapore làm trung tâm hoạt động toàn cầu? -
Quan chức Fed: Sẽ có thêm 1 hoặc 2 đợt cắt giảm lãi suất trong năm nay -
Dầu thô tăng giá do lo ngại xung đột Israel - Iran leo thang -
Đức: Nền kinh tế đứng trước nguy cơ suy thoái kéo dài -
Nhà giao dịch dầu mỏ bán tháo để chốt lời hay "né" rủi ro nguồn cung? -
Cuba nộp đơn xin gia nhập BRICS với tư cách là quốc gia đối tác -
Ở kịch bản xấu nhất, giá dầu sẽ vọt qua 3 con số, thậm chí đạt 150 USD/thùng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/10 -
2 Đầu tư tuyến đường sắt ven biển Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh -
3 Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả -
4 Nền kinh tế tăng tốc để về đích kế hoạch năm 2024 -
5 Hà Nội công bố 5 dự án được phép bán cho người nước ngoài, đa phần là chung cư cao cấp
- Những câu nói của bà Mai Kiều Liên làm nên "chất' Vinamilk
- Đất Xanh Miền Bắc hợp tác với Tập đoàn TTP tại dự án Green Dragon City
- Giá trị thương hiệu FPT đạt xấp xỉ mốc 1 tỷ USD
- Family Medical Practice sẽ chính thức triển khai kỹ thuật chụp nhũ ảnh 3D kết hợp trí thông minh nhân tạo
- Bee Logistics được vinh danh ở hạng mục PIS tại ASEAN Business Awards 2024
- Doanh nghiệp ngành logistics "nhanh chân" chuyển đổi số