-
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật chi tiêu cho chính phủ, ngăn chặn nguy cơ đóng cửa -
Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản -
Nhật Bản giữ nguyên lãi suất cơ bản, đồng yên rớt giá thấp nhất 4 tháng -
Fed hạ lãi suất, nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2024 -
Doanh số bán lẻ phản ánh sức mạnh bền bỉ của kinh tế Mỹ -
Ông Trump và cú hích đầu tư, việc làm cho nền kinh tế Mỹ
Du khách tham quan và mua sắm trên một con phố ở Yokohama, tỉnh Kanagawa, Nhật Bản. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN |
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, nhằm ứng phó với sự gia tăng nhanh chóng số lượng du khách, chính quyền tại nhiều địa phương ở Nhật Bản đang xem xét áp dụng chế độ thu thuế lưu trú.
Tình trạng “quá tải du lịch” (ô nhiễm du lịch) gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân địa phương và trở thành một vấn đề nghiêm trọng nên các chính quyền đang gấp rút đảm bảo nguồn tài chính để trang trải chi phí cho các biện pháp đối phó.
Tại Nhật Bản, thuế lưu trú là một loại thuế không theo luật định do chính quyền địa phương tự áp dụng và việc triển khai loại thuế này cần có sự đồng ý của Bộ trưởng Nội vụ và Truyền thông. Hiện nay có 12 chính quyền địa phương đã áp dụng hoặc có kế hoạch áp dụng và hơn 30 chính quyền đang xem xét, bao gồm thành phố Sapporo và tỉnh Okinawa. Tokyo là nơi đầu tiên áp dụng loại thuế này vào năm 2002. Thuế lưu trú được sử dụng để chi trả cho những việc như tạo bản đồ hướng dẫn du lịch bằng tiếng nước ngoài và thành lập các trung tâm thông tin du lịch nhằm tăng sức hấp dẫn của Tokyo như một điểm đến quốc tế.
Hiện nay, với lượng khách du lịch tăng nhanh, ngoài việc quảng bá du lịch thì các biện pháp đảm bảo an toàn cũng là một vấn đề đối với Nhật Bản. Theo Tổ chức Du lịch quốc gia Nhật Bản (JNTO), số lượng du khách đến Nhật Bản trong tháng 5/2024 là 3.040.100, vượt mốc 3 triệu trong tháng thứ 3 liên tiếp.
Trong cuộc khảo sát về khách du lịch do Recruit thực hiện, khoảng 70% chính quyền địa phương và các Tổ chức Phát triển du lịch (DMO) cho rằng “tiếp nhận du khách” là một vấn đề. Thuế lưu trú được kỳ vọng cao như một nguồn thu và sẽ khác nhau tùy theo địa phương nhưng tiền thuế thường là 1 - 3% phí chỗ ở mỗi người/đêm.
Hiện thành phố Kyoto tính thuế 200 - 1.000 yen (1,25 - 6,26 USD) tùy theo phí chỗ ở. Doanh thu thuế trong năm tài chính 2024 của thành phố dự kiến sẽ đạt khoảng 4,8 tỷ yên, cao hơn khoảng 600 triệu yên so với năm tài chính 2019, thời điểm trước khi bùng phát Covid-19. Số tiền này sẽ được phân bổ để xây dựng một tuyến xe buýt tốc hành du lịch mới, bắt đầu hoạt động từ tháng 6 như một biện pháp chống tắc nghẽn và bảo trì ga Kyoto. Do số lượng khách du lịch dự kiến sẽ tiếp tục tăng nên chính quyền cũng đang xem xét tăng thuế lưu trú.
Thị trấn Fujikawaguchiko và thành phố Fujiyoshida ở tỉnh Yamanashi, nơi đang bị ảnh hưởng bởi tình trạng quá tải du lịch, cũng đang xem xét áp dụng thuế lưu trú trong năm tài chính 2026. Tại thị trấn Fujikawaguchiko, du khách nước ngoài đổ xô đến địa điểm chụp ảnh núi Phú Sĩ nổi tiếng, dẫn đến các tình huống nguy hiểm như chặn vỉa hè, băng qua đường. Thành phố Fujiyoshida cũng đang thực hiện các biện pháp an toàn bằng cách bố trí nhân viên bảo vệ tại các phố mua sắm nơi khách du lịch nước ngoài tụ tập để chụp ảnh.
Một số chính quyền địa phương tập trung vào việc thu hút du khách là doanh nhân và thúc đẩy ngành du lịch. Thành phố Fukuoka thu tổng cộng 200 yen mỗi khách, bao gồm thuế của tỉnh 50 yen với thời gian lưu trú 1 đêm dưới 20.000 yen. Doanh thu thuế cho năm tài chính 2023 dự kiến là 2,59 tỷ yen và sẽ được sử dụng cho các hoạt động thu hút các sự kiện và hội nghị quốc tế.
Tại tỉnh Kumamoto, nơi các ngành công nghiệp liên quan đến chất bán dẫn ngày càng tập trung dàu hơn khi Công ty Sản xuất chất bán dẫn TSMC của Đài Loan (Trung Quốc) mở rộng hoạt động, chính quyền đang xem xét áp dụng thuế lưu trú vào cuối năm 2026. Kế hoạch là tính phí vài trăm yen mỗi người mỗi đêm. Một quan chức của thành phố Kumamoto cho biết: “Ngành du lịch rất cần thiết cho sự phát triển của nền kinh tế địa phương".
Các điểm du lịch nổi tiếng sử dụng nguồn thu từ thuế để cải thiện trải nghiệm cho du khách. Thị trấn nghỉ dưỡng tuyết Kutchan ở Hokkaido áp dụng mức thuế cố định 2% giá phòng không bao gồm bữa ăn và đồ uống, khi lưu trú tại khách sạn hoặc nhà nghỉ. Doanh thu thuế trong năm tài chính 2023 là hơn 440 triệu yen. Trong năm tài chính 2024, số tiền này sẽ được sử dụng để vận hành xe buýt lưu thông miễn phí giữa các khu nghỉ dưỡng và nhà ga gần nhất trong mùa Đông cùng với một dự án tiếp nhận tài xế taxi từ Sapporo và Tokyo.
Tuy nhiên, việc thu thuế lưu trú vẫn gặp một số vấn đề. Theo Trưởng nhóm nghiên cứu tại Viện nghiên cứu JTB - Maki Yamashita, một số nhà điều hành cơ sở lưu trú bày tỏ lo ngại rằng số lượng du khách sẽ giảm, trong khi tỉnh và thành phố cũng có thể gặp khó khăn trong việc điều phối số tiền cần thu. Vì vậy, theo ông Yamashita, chính phủ nên biên soạn các hướng dẫn liên quan đến khái niệm thuế lưu trú.
Tháng 3/2024, Hiệp hội các nhà điều hành doanh nghiệp Nhật Bản đã đề xuất dự thảo luật hóa thuế lưu trú và áp dụng trên toàn quốc từ năm 2026 như một nguồn doanh thu ổn định để phục hồi ngành du lịch. Dự thảo đề xuất áp dụng hệ thống thuế suất cố định với mức ít nhất là 3% chi phí lưu trú.
-
Nhật Bản giữ nguyên lãi suất cơ bản, đồng yên rớt giá thấp nhất 4 tháng -
Honda và Nissan cân nhắc sáp nhập: Hướng đi tất yếu? -
Fed hạ lãi suất, nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2024 -
Fed giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp -
Doanh số bán lẻ phản ánh sức mạnh bền bỉ của kinh tế Mỹ -
Nhật Bản bổ sung 90 tỷ USD cho gói kích thích kinh tế mới -
Ông Trump và cú hích đầu tư, việc làm cho nền kinh tế Mỹ
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up